Chuẩn bị trước khi vào học

Để chuẩn bị cho THIỂU, em nên bắt đầu bằng việc củng cố lại hệ thống ngữ pháp cơ bản (nhất là nếu em cảm thấy mảng này của mình còn chưa vững). Chú ý đặc biệt tới các cấu trúc câu đơn, câu phức và phần sử dụng liên từ nối các bộ phận của câu hay giữa các câu. Em có thể review theo cuốn Grammar In Use (Raymond Murphy). THIỂU không đòi hỏi vốn từ vựng phải dồi dào.

Tìm hiểu về phương pháp làm các bài viết tranh luận và đánh giá tranh luận của TOEFL/IELTS/GRE/GMAT/SAT nếu em đang chuẩn bị cho các kỳ thi này. Thực hành viết càng nhiều càng tốt các đề luận mẫu trong sách hướng dẫn. Khi em nắm được những thông tin cơ bản cần thiết để viết các bài luận này thì sẽ dễ dàng tiếp thu và thấm nhanh hơn những kiến thức nâng cao liên quan đến đặc thù của văn tranh luận trong tiếng Anh được học tại lớp.

Search mạng, tự tìm hiểu về cách viết các bộ phận trong hồ sơ du học (nhất là nếu hạn nộp hồ sơ học bổng của em đang đến gần). Phần chuẩn bị hồ sơ này sẽ khá mệt mỏi và tốn thời gian (đặc biệt là phần viết SOP) nên càng plan far ahead sẽ càng tốt. Việc chủ động so sánh đối chiếu những gì mình tự tìm hiểu với những gì mình được học trong lớp về lâu dài sẽ có hiệu quả hơn nhiều so với việc chỉ tiếp thu một cách thụ động.

Tôi rất thích khi học trò "cãi lại" rằng: sao trên mạng người ta bẩu thế này, mà trong lớp thầy lại nói dzư lày!!! Đây cũng sẽ là phương pháp học mà các em nên sử dụng khi ra nước ngoài học.

Cuối cùng, nếu có thể thì tìm đọc một vài research proposal của các dự án nghiên cứu thuộc chuyên ngành mà mình sẽ theo đuổi.

Với NGỌNG thì trước hết giống như THIỂU, em cần củng cố hệ thống ngữ pháp cơ bản, sau đó chịu khó nghe VOA hoặc VOA special để quen với American accent, rồi xem show càng nhiều càng tốt (kèm theo sub tiếng Anh là tốt nhất, không quan trọng nếu em không thể hiểu hết nội dung) + đọc các bài review về show trên mạng (chọn những bài sử dụng informal style). Em cũng có thể chuẩn bị cho thói quen sử dụng thành ngữ nói bằng cách mua từ điển chuyên về idiom có bán ở các hiệu sách.

Với TẠP, quan trọng nhất là tăng cường vốn từ vựng của bản thân bằng cách đọc báo bản xứ càng nhiều càng tốt vì em sẽ phải đương đầu với một khối lượng từ rất lớn trong lớp này.

Class FAQ: https://vuenglishclass.blogspot.com/2020/10/class-faq.html

Comments

  1. thầy ơi, cho em hỏi link fb về phương pháp cụ thể áp dụng từng lớp em không vào được ạ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Note đó tạm thời ko truy cập được nên tôi bỏ link đi rồi.

      Delete
  2. Thầy ơi, cho em hỏi là nếu tham gia lớp Ngọng/Thiểu thì để tốt nhất em có cần Nói và Viết được ở mức cơ bản không ạ? Hiện tại em có thể Nghe, Đọc ở mức ổn, tuy nhiên về khả năng Viết và Nói không được rèn nhiều nên 2 kỹ năng này yếu, em không biết với trình độ như vậy có thể tham gia được lớp không ạ? Em cũng dự tính ôn lại về Ngữ pháp để cải thiện 2 kỹ năng này hơn, nhưng không biết có đủ không.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nếu em đọc viết ổn thì chắc sẽ ko vấn đề gì vì một mục tiêu của lớp chính là giúp em biến kỹ năng bị động thành chủ động.

      Delete
    2. Em lại Đọc-Nghe ổn thầy ạ, nhưng yếu Nói-Viết :(
      Em tính học lại ngữ pháp rồi mới đăng ký tham gia lớp của thầy, thầy thấy với trình độ vậy (sau khi học xong ngữ pháp lại) có cần củng cố hay luyện thêm Nói-Viết gì trước khi tham gia lớp tốt nhất không ạ? Hay Đọc-Nghe-Ngữ pháp ổn là tham gia được rồi ạ? Em chỉ lo kỹ năng Nói-Viết yếu nên không đủ khả năng theo lớp Ngọng/Thiểu.
      Em cảm ơn thầy.

      Delete
    3. Xin lỗi, ý tôi nói là "đọc-nghe" (2 kỹ năng bị động). Ngữ pháp cơ bản tốt là yếu tố cần thiết với lớp THIỂU. 2 lớp kia thì ko quan trọng lắm.

      Delete
    4. Em hiểu rồi ạ, cảm ơn thầy

      Delete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Class FAQ

Lịch đăng ký và khai giảng lớp mới

Chương trình học