Lesson plan mẫu

Từ góc độ business, khi thiết kế lesson plan cho buổi khai giảng một khóa học, tôi luôn theo nguyên tắc: đập phát chết luôn. Làm sao để học viên  (i.e., khách hàng tiềm năng) đã học buổi đầu là dứt khoát sẽ theo cả khóa. Phải làm sao chỉ trong 2 tiếng mà họ hình dung ra được toàn bộ khóa học được cấu trúc khoa học thế nào, những kiến thức thu được vừa nhiều, vừa mới, vừa thiết thực ra sao, cũng như tính cập nhật và hấp dẫn của các tư liệu được sử dụng. Chưa kể mức độ tử tế và dịu hiền của giáo viên...

Dưới đây là một lesson plan mẫu cho buổi khai giảng của NGỌNG 2020 😉

Buổi học chia thành 3 phần chính

  1. Spoken Vocab
  2. Listening sample
  3. Speaking principles

Phần đầu tiên Spoken Vocab tập trung vào đặc thù ngôn ngữ nói. Học viên không chỉ thấy trong vấn đề cơ bản như chào hỏi thì Hi, Hello hay Greetings khác nhau thế nào, mà sẽ ngạc nhiên khi biết rằng những cấu trúc tưởng như ko thể đơn giản hơn kiểu Hi/Hello có tới chục cách dùng khác nhau trong giao tiếp thường nhật của người bản xứ, được minh họa rõ qua tầm 15 clips ngắn minh họa. Thậm chí có cách dùng thuộc diện "nhạy cảm" mà nhiều  bạn học tiếng Anh bao lâu nay không ngờ (còn ai còn nhớ quan điểm của một bạn du học sinh từng tuyên bố trên Youtube: tiếng Anh NÓI của bạn giỏi không thể hiện qua điểm thi IELTS cao, mà ở khả năng tán được gái Mỹ).

Đặc thù ngôn ngữ nói còn thể hiện ở tần số sử dụng dày đặc idioms/fixed expression (minh họa bằng một clip chưa đầy 2 phút nhưng chứa cả tá cấu trúc kiểu này). Bạn bắt đầu có khái niệm: nói tự nhiên như người bản xứ là nên nói thế nào.

Phần tiếp theo Listening Sample cho học viên làm quen với mức độ khó của phần nghe trong NGỌNG, để bạn thấy nghe IELTS/TOEFL chưa là gì so với nghe thực tế khi bạn đã sang bên kia. Nếu THIỂU xóa tự tin của bạn khi viết (xem hình minh họa phản hồi của một bạn du học sinh Mỹ), TẠP về khả năng dùng từ chuẩn xác, thì NGỌNG rất có thể sẽ xóa nốt tự tin của bạn về khả năng nghe nói (I'm sorry, truly I'm not). 

Nhiều bạn bắt đầu sợ: khó thế theo được không? Quan điểm của tôi trong chuyện này luôn là: authentic materials, real-life environment: dạy bạn bơi không nhất thiết cứ phải để bạn từ từ lập cập ở phần nước ngập mắt cá chân, mà còn có thể đẩy bạn một phát vào ngay vũng sâu 2m. Bạn có thể suýt chết đuối một cơ số lần, nhưng nếu bạn vượt qua được... lúc đó hãy quay lại nhìn những kẻ còn đang bì bõm trong vũng lầy IELTS ở gần bờ kia 🙂 Confirm bằng phản hồi của một bạn IELTS 9.0 Listening sau khi học NGỌNG.

Listening Sample chia thành 2 phần. Phần đầu dễ hơn làm tại lớp, phần sau khó hơn sẽ nghe trước tại nhà rồi chữa ở lớp vào buổi sau. 

Tại lớp sẽ nghe kỹ từng câu, giải thích rõ sắc thái và thông điệp truyền tải (đá một chút sang nguyên tắc phát âm khi cần thiết) và tổng kết các cấu trúc quan trọng cần nhớ. Chiếu thêm clips minh họa cấu trúc. (Note to self: upload video của bài nghe chính lên FB của lớp vào cuối buổi cho các bạn học online).

Bài nghe về nhà, người học offline và online đều giống nhau: sẽ chỉ có audio. Để củng cố kiến thức, thêm một bài tập chính mỗi buổi là nghe bài ghép chứa tất cả những cấu trúc nói vừa được học và list lại chúng theo thứ tự xuất hiện (a.k.a., idiom summary). 

Sau đó chuyển sang một vấn đề mang tính kết nối đã bàn kỹ ở lớp METHODS: tại sao đọc viết nên tập trung vào phần xử lý có ý thức của não, nhưng nghe nói cần đánh vào vùng vô thức (nói một cách khác: bye bye tắm ngôn ngữ & chép chính tả để luyện nghe)

Tuy nhiên, dù khả năng bắt âm cần được cải thiện vô thức (giáo viên không thể chỉ dẫn cụ thể: em phải bắt âm như thế lày lày...), thì một khía cạnh nhất thiết cần xử lý có ý thức: tự sửa phát âm của bản thân. Bạn nào là giáo viên dạy giao tiếp chắc đều đã kinh qua việc mất công chỉnh đi chỉnh lại những từ học viên phát âm sai. Thở phào tưởng đã ổn, hôm sau đến lớp, lại đâu vào đấy. Nhá hàng: lý do sẽ được giải thích cụ thể khi sang Learning Theories.

Nối tiếp sang một bài tập ngắn: thử đọc vài từ cực kỳ thông dụng trong tiếng Anh mà tôi chắc chắn 90% nếu ko nói là 99% học viên trong lớp không thể đọc đúng toàn bộ. Nhá hàng về kỹ thuật Self-correction sẽ dạy sau 😉

Tiếp đó là vấn đề accents: một loạt sample ngắn minh họa người bản xứ thuộc các vùng miền khác nhau nói tiếng Anh khác nhau đến thế nào, dẫn tới băn khoăn: ngay cả người bản xứ mà còn nói khác nhau như thế, thì mình biết lấy gì làm chuẩn, nên nói cho giống ai bây giờ? Dẫn tiếp tới một lý do tại sao việc tập trung luyện từng âm cụ thể theo IPA thường ko có nhiều hiệu quả thực tế (một lý do khác liên quan tới khả năng thẩm âm/phân biệt âm của the average learner sẽ bàn sau ở Learning Theories - đừng cho rằng giáo viên của bạn nói hay nghĩa là họ chắc chắn có thể giúp bạn nói hay được như họ). 

Thay vào đó, luyện nói nên chú ý tới các nguyên tắc quan trọng nhất giúp nói tiếng Anh ra chất tiếng Anh bất kể dialect nào, nhấn thêm vào những khác biệt điển hình giữa nói tiếng Anh và tiếng Việt. Nói qua về một vài nguyên tắc kèm theo clips minh họa, nhá hàng trước: các nguyên tắc này sẽ được thảo luận và luyện kỹ trong suốt khóa học.

Chốt lại mục tiêu quan trọng nhất của luyện nói không phải là phát âm chuẩn như một người Anh hay Mỹ (mà điều này cũng là bất khả thi với phần lớn adult learrners dựa theo những nghiên cứu về xử lý của não), mà là phát triển clear diction - một cách nói tiếng Anh trung tính giúp dân tộc nào cũng hiểu (version tương đương của THIỂU chính là viết tuyến tính). Phân tích lý giải, kèm clip minh họa cả lý thuyết lẫn thực tế, tại sao để giúp phát triển clear diction, lớp chủ yếu xem clips Mỹ và luyện theo lối nói của người Mỹ.

Tiếp theo là xóa đi tư tưởng sai lầm: đến lớp nghe nói mình nhất thiết phải nói (rào rào) ngay tại lớp, trong khi thời gian quý báu với giáo viên có thể sử dụng hiệu quả hơn và kinh tế hơn. Nhá hàng trước về việc sẽ dạy các kỹ thuật tự luyện nói ở nửa sau của khóa học.

Nếu thời lượng vẫn còn, nhá hàng thêm sample một số show chính của NGỌNG, giải thích tại sao lớp này tập trung vào một số thể loại show mà TẠP hay THIỂU hầu như không động tới.

Sau đó nói về vấn đề tổ chức lớp, lịch học cụ thể của cả khóa và kết thúc buổi học bằng một Last Laugh: một cấu trúc tưởng chừng đơn giản mà có thể sử dụng rất đa dạng và linh hoạt thế nào trong giao tiếp.

Nếu đến đây mà một số học viên vẫn ngần ngừ thì tuyên bố giảm thêm 20% học phí cho những ai quyết tâm theo học. (No, I'm kidding. Việc giảm học phí chưa từng xảy ra trong lịch sử mở lớp và số học viên xin rút chưa bao giờ quá 1% sau buổi khai giảng).

Class FAQ: https://vuenglishclass.blogspot.com/2020/10/class-faq.html

Comments

Popular posts from this blog

Class FAQ

Lịch đăng ký và khai giảng lớp mới

Chương trình học