Bàn về tuyến tính và học thuật của bài văn theo đề thi tốt nghiệp

Ngữ cảnh Đây là bài viết do một học viên cũ gửi cho, đề nghị tôi thử phân tích tuyến tính. Chắc cô ấy nghĩ tôi rảnh lắm??? Mà mùa dịch tôi rảnh thật nên...

Tác giả là thủ khoa đầu vào đại học khối D4 (với điểm văn 9.75) năm 2020 viết phản hồi đề thi tốt nghiệp môn Văn năm 2021, với yêu cầu đưa ra cảm nhận về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh đồng thời phân tích vẻ đẹp nữ tính trong thơ. Bài viết này rất hot trên FB, người người share bài rồi bình luận rổn rảng. Ai nấy đều tự ti về khả năng đọc hiểu tiếng Việt của bản thân.

Tại sao nhỉ? Có lẽ con người vẫn thường bị thu hút bởi điều gì họ không hiểu nổi.
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm vào tận bài thi đại học...
Do tôi chỉ đủ kiên nhẫn đọc được đúng đoạn mở đầu, những gì bình luận dưới đây chỉ áp dụng cho đoạn đầu tiên ấy.


Chú thích: trên đây chỉ là phần mở đầu để phục vụ cho việc phân tích. Bạn nào muốn tham khảo toàn bộ bài viết có thể tìm thấy ở FB cá nhân của tác giả Võ Lập Phúc (link:
https://www.facebook.com/lapphuc.vo)

Vào bài
Để xếp tuyến tính thì trước tiên cần hiểu được cấu trúc ý tưởng của tác giả. Tổng quan theo tôi hiểu, tác giả tìm cách giải thích khái niệm NỀN TẢNG và tầm quan trọng định hình của nó, bắt đầu bao quát mọi dạng thức tồn tại, rồi thu hẹp xuống các công trình lớn - cả vật chất (ví dụ như kiến trúc) và cả phi vật chất (ví dụ như văn chương), rồi từ văn chương thu hẹp tiếp xuống thơ ca, rồi từ thơ ca mới đùn ra thơ Xuân Quỳnh để dẫn tới bài Sóng.
Tổng quan là vậy, nhưng nội dung cụ thể: nền tảng là gì (tôi ko chắc tôi hiểu tác giả muốn nói gì nên ko paraphrase lại được), vì sao nền tảng có tầm quan trọng... nền tảng (sorry, tôi vẫn ko hiểu), rồi nền tảng quan trọng thì liên quan đếch gì đến cảm nhận thơ XQ (chả lẽ lại nói tới lần thứ 3 câu tôi ko hiểu 🙁)
Vì không chắc nội dung nên sẽ không xếp được cho hợp lý về mặt linking. Ngoài ra, cái sự phi tuyến tính còn đậm chất ở lối diễn đạt vòng vo, xoay tít quanh luận điểm tầm quan trọng định hình của nền tảng. Ở góc độ này, đoạn mở đầu mang một đặc điểm thường thấy trong hành văn Việt (như đã phân tích ở lớp THIỂU): dùng nhiều ngôn từ/lối thể hiện khác nhau để nói về cùng một ý, nên đọc cả ngày nó vẫn cứ dẫm chân tại chỗ.
Dễ hình dung hơn: bạn di chuyển giữa hai cái cây, nhưng đầu tiên bạn đi chân đất, sau đó vòng tới đi dép, rồi vòng 3 đi giày, rồi vòng 4 đi guốc cao gót, vòng 5 khủng hơn: một chân đất, một chân guốc v.v... Bạn đi rất nhiều, trình đi rất siêu, vô cùng đa dạng về hình thái, đất giữa hai cái cây bị bạn dẫm vô cùng kỹ, nhưng bạn mãi loanh quanh giữa 2 cái cây.
Lưu ý: ở đây tôi áp dụng phân tích tuyến tính của lối hành văn Anh vào bài văn Việt chỉ để người đọc thấy được khác biệt đặc trưng giữa hai cách hành văn, chứ không định phê phán tiếng Việt, hay đề nghị người Việt phải viết tiếng Việt như tiếng Anh nhé.
Trở lại vấn đề thừa thãi, nếu có phê phán thì nhà văn tương lai rõ ràng có thừa ngôn từ để nói cùng một ý tới cả chục lần, thừa tới mức loạn ngữ. Ví dụ câu

Nền tảng kỳ thực là một khái niệm mang tính phân ưu giữa các tác phẩm vĩ đại và những thoáng gợn chóng phai của bút lực tác giả

tôi phải đi tra lại từ điển xem PHÂN ƯU còn có nghĩa gì mà mình không biết, quyết tâm hiểu bằng được câu văn mà đọc xong chỉ muốn chửi thề (không, không phải chửi tác giả, ít nhất là không chửi trực diện; và xin phân ưu cùng những bạn đọc xong cũng muốn chửi bậy như tôi).

PS. Sau khi nghĩ kỹ thiệt là kỹ, tôi đoán tác giả chơi trò ghép từ tạo nghĩa mới. Hẳn là PHÂN ƯU = PHÂN biệt những ƯU nhược, hiểu nôm na là giúp phân tách đẳng cấp những tác phẩm vĩ đại trường tồn và những bài chỉ là kết quả thăng hoa nhất thời của người viết. Ô, tôi đang làm gì thế nhỉ? Đi phân tích một bài phân tích, hay ghép từ sang chảnh là PHÂN PHÂN TÍCH?
Từ góc độ ma trận ngôn ngữ, làm được như tác giả phải nói siêu đẳng. Không tin, bản thân bạn cứ thử chửi một thằng cùng một ý 10 lần, không lần nào lặp từ xem có nổi ko. Mà đấy còn là ngôn ngữ phổ dụng, chứ đừng nói từ hán việt cao siêu như trên.
Nhưng xét từ góc độ truyền đạt ý tưởng: nếu tác giả muốn giải thích cho người đọc ở trình độ đã tốt nghiệp cấp 3 hiểu nền tảng là cái mẹ gì và vì sao nó quan trọng, thì tôi sợ mục tiêu này đã thất bại thảm hại, ít nhất là với tôi.
Ưu điểm về "học thuật" của đoạn mở đầu (với những người quan niệm rằng học thuật luôn phải đao to búa lớn dzư lày) còn thế hiện ở chỗ: nó có thể đóng vai trò như một cái template, mở đường cho những kẻ khác muốn đú theo học thuật. Nghĩa là bạn có thể thay thế NỀN TẢNG bằng một cụm từ không liên quan, sửa qua về ý cho hợp logic, sẽ cho ra một đoạn mở đầu mới, ko hề kém ấn tượng (mấy anh chị chuyên viết bài IELTS theo template take the hint).
Nếu bạn ko tin, tôi làm thử nhé. Do ở trên vừa trót chửi bậy, tôi tiện thay luôn NỀN TẢNG bằng CHỬI BẬY. Có tâm hơn tác giả, tôi bổ sung thêm giải thích ý (thường để trong ngoặc đơn) đề phòng người đọc thấy những gì tôi nói tối nghĩa. Ai dám nói tác phẩm của tôi khó hiểu hơn bài gốc, tôi... chửi người đó.
Here you go...
Chửi bậy là một khái niệm đồng thời mang tính phi vật chất lẫn vật chất (bạn có thể đổ c. lên đầu người khác chỉ bằng lời nói hoặc qua hành động thật sự). Nó tồn tại hiển nhiên trong mọi dạng thức quan hệ có mặt trong cuộc sống (người lạ, hàng xóm, bạn bè, sếp nhân viên, người yêu, thậm chí bố con đều có thể chửi nhau ở nhiều cấp độ tinh tế khác nhau), hình thành nên những cuộc chửi từ thầm thì đến hát hay, từ trong nhà, ra ngõ cho đến trên mặt báo, và nằm ẩn yên bên trong miền hồn thăm thẳm của mỗi cá nhân (người giáo dục tốt đến mấy, nhẫn nhịn đến mấy cũng có lúc muốn chửi người, chửi đời, chỉ có nói ra mồm hay không mà thôi).
Ở mọi mối quan hệ tầm cỡ, chửi bậy là yếu tố thể hiện tiềm ẩn bất ổn trong quan hệ, định hình bản thể của sự bớt đạo đức giả, và ở đó, trong hình hài của những khối ngôn từ, dù thô tục hay mang đậm tính bóng gió sâu cay, kẻ bị chửi được diện kiến vẻ đẹp tư duy ký thác bên trong sự hữu tồn của những DCM, con ML, hay đa chiều văn hóa hơn như "bố F*ck cả họ nhà mày."
Trong địa hạt tâm hồ - chốn thịnh suy của trạng thái tâm lý luôn biến động xuyên suốt đời người (vui cũng chửi, buồn bố mày càng chửi), chửi bậy khiến cho người ta thấu hiểu về khả năng nhẫn nhịn của bản thân, kết nối vẻ thảo mai bề ngoài và tâm tư cục cằn, sự bất cẩn (nếu lỡ mồm chửi sếp) và khát vọng nói thẳng vào mặt bất kỳ thằng nào con nào, cảm giác bất lực (vì muốn mà không dám chửi) và niềm hân hoan chinh phục (khi rốt cuộc cũng chửi được vào mặt những đứa hơn mình).


Thôi, đến đây là đủ. Tôi tiếp tục ko có kiên nhẫn viết tiếp, but you got the points. PS 1.

Một phản hồi trái chiều và dưới đây là phản hồi của tôi.
Nếu bạn cho rằng rằng being critical of others, nhất là những người có bằng cấp thấp hơn mình, = dìm hàng người khác để nâng mình lên, tôi xin phản hồi như sau.
Về chuyện này, tôi thấy trên mạng một số người đưa ra quan điểm: sao có người (kể cả những thầy cô giáo dạy văn có uy tín trong nghề) lại đi "công kích cá nhân" một bạn sinh viên mới chỉ 19 tuổi, năm hai đại học, kiến thức còn chưa vững?
Nhưng họ quên rằng vào cuộc tranh luận đúng nghĩa, người ta không quan tâm bạn bao nhiêu tuổi, xuất xứ ra sao, hay trình độ của bạn đang ở mức nào, người ta chỉ hoàn toàn tập trung vào dữ liệu là lý lẽ bạn đưa ra.
Chính việc nói rằng bạn ấy còn trẻ, còn thế nọ thế kia, sao không tìm người trình độ hơn mà phê phán (tập trung vào tư cách cá nhân của đối thủ) mới bị nhiễm sang lỗi công kích cá nhân, thậm chí còn có khuynh hướng "patronizing" đối thủ.,
Nhìn từ góc độ khác, việc tôi phân tích bài của bạn ấy cũng có thể nhìn nhận như tôi coi bạn ấy là đối thủ đáng để tranh luận, chứ không phải kiểu kẻ ở trên nhìn xuống "mày nhãi ranh biết gì". Tôi vẫn thừa nhận những điểm mạnh trong "bút lực" của tác giả và chỉ ra những điểm tôi thấy không ổn, xét từ góc nhìn cá nhân. Tôi cũng không hề viết những câu xoa dịu như kiểu: do tác giả còn trẻ, chưa đủ kiến thức nên mới viết thế v.v...
Ngay cả việc tôi đang viết tranh luận này trả lời bạn cũng cùng một thái độ như vậy, dù tôi không hề biết bạn là ai và trình độ thế nào.

Nếu áp dụng hướng tranh luận của bạn, chẳng lẽ trước tiên tôi cần hỏi lại xem bạn đã có bằng PhD hay chưa, vì nếu chưa - việc tôi phân tích những điểm chưa ổn trong ý kiến của bạn lại thành ra mang thêm tiếng "Dìm hàng kẻ yếu hơn để nâng mình lên"?
Bạn có thể thử xem xét hướng tranh luận chỉ dựa hoàn toàn vào lý lẽ của đôi bên, ví dụ: Bạn ấy viết thế này mà anh phản hồi thế này, tôi thấy chưa thuyết phục bởi vì như thế như thế v.v... (thay vì nhìn vào chênh lệch về bằng cấp giữa hai người + cảm nhận chủ quan rồi kết luận chắc nịch: dìm người để nâng mình).
Tuy nhiên, tôi cũng hiểu nhiều người (nhất là những người chưa quen với lối viết bài thiên về phong cách satirical của tôi) sẽ thấy dị ứng, có cảm giác tôi chưa đủ nghiêm túc hay thậm chí coi thường đối thủ tranh luận của mình (và có thể dẫn tiếp tới cảm nhận: viết chỉ để dìm đối thủ, nâng bản thân mình lên). Với tính cách của tôi, nếu đã coi thường thật sự, tôi sẽ không bỏ thời gian phân tích hay hồi âm.
Cuối cùng, tôi xin trích lại một đoạn giữa bài viết để bạn thấy mục đích chính tôi viết bài trên (như phản hồi cho một học viên cũ nhờ tôi phân tích tuyến tính bài văn này). Đó cũng là lý do tại sao tôi chỉ đọc và phân tích đoạn mở đầu, và không hề có ý định đánh giá tác giả ở góc độ cảm nhận văn học.
(TRÍCH) Ở đây tôi áp dụng phân tích tuyến tính của lối hành văn Anh vào bài văn Việt chỉ để người đọc thấy được khác biệt đặc trưng giữa hai cách hành văn, chứ không định phê phán tiếng Việt, hay đề nghị người Việt phải viết tiếng Việt như tiếng Anh nhé!


PS 2. Lối sáng tạo ghép từ Hán Việt của tác giả có thể giúp bạn tạo ra thêm từ mới, mang tính đột phá, hoặc thậm chí thêm nghĩa mới cho những từ cũ.
Ví dụ: táo bón (tức là phân tích lại lâu ngày) có thể gọi là TÍCH PHÂN TRƯỜNG?
Nếu ngồi phân tích mẫu phân để xem nông nỗi nào lại bị táo bón thì là PHÂN TÍCH PHÂN HẬU TÍCH PHÂN TRƯỜNG?
Nếu không hiểu nổi cụm từ ngay trên, lại phải ngồi phân tích xem nghĩa nó là gì thì chính là PHÂN PHÂN TÍCH PHÂN HẬU TÍCH PHÂN TRƯỜNG?
Nếu ráng sức phân tích quá, não quá tải, xì trét dẫn tới bản thân bị táo bón thì cái này gọi là hội chứng TÍCH PHÂN TRƯỜNG HẬU PHÂN PHÂN TÍCH PHÂN HẬU TÍCH PHÂN TRƯỜNG?
Phát huy khả năng sáng tạo của bạn đi nào. Hãy thử cho ra một cục còn nhiều phân hơn nữa!

Comments

Popular posts from this blog

Class FAQ

Lịch đăng ký và khai giảng lớp mới

Chương trình học