Skincare: Có cần bôi kem chống nắng trong nhà?

Thầy ơi, trong buổi Skincare thầy có nói rằng tia cực tím gây lão hóa da và thầy khuyên là nên bôi kem chống nắng và che chắn khi ra ngoài nắng. Gần đây, em thấy nhiều thông tin cho rằng, vào ban ngày, ngay cả khi ở trong nhà cũng cần bôi kem chống nắng. Vì cứ có ánh sáng tự nhiên là có tia cực tím.

Thầy có tìm hiểu về vấn đề này không ạ? Thầy có quan điểm như thế nào về vấn đề này ạ?

TRẢ LỜI
Tia cực tím (UV) gây tác động tiêu cực đến da chủ yếu do mức năng lượng cao của nó. Khi tế bào da hấp thụ và tiếp nhận năng lượng từ tia UV, các nguyên tử bị đẩy sang trạng thái kích thích (electron quay xung quanh hạt nhân nguyên tử chuyển từ quỹ đạo mức năng lượng thấp sang quỹ đạo xa hơn) - một quá trình ảnh hưởng tiêu cực đến vận hành thông thường của các tế bào da khỏe mạnh và mọi vấn đề phát sinh từ đây.
Như vậy, trên nguyên tắc, có ánh sáng tự nhiên chứa tia UV là có nguy cơ.
Tuy nhiên nguy cơ này cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào cường độ và khoảng cách tới nguồn sáng, cũng như thời lượng tiếp cận. Phơi mặt trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoàn toàn khác khi tiếp xúc với ánh sáng này sau khi phản xạ/khúc xạ qua các bề mặt (chủ yếu là cửa kính).
Đừng quên là phần lớn UVB bị hấp thụ khi qua kính, còn UVA thì phụ thuộc vào loại kính (kính trong suốt hấp thụ tầm 25% UVA, kính mờ 50-75%, còn kính có dán hoặc quét lớp chống UV thì 95-99%). Cường độ giảm dẫn tới mức năng lượng giảm và như vậy, nếu em ko dí sát mặt vào cửa sổ hoặc cửa sổ lại còn có rèm thưa thì tác động tiêu cực sẽ giảm đáng kể.
Ở môi trường như thế có cần bôi kem chống nắng hay ko thì tùy quan điểm cá nhân. Những người chủ trương vẫn bôi cho rằng dù tác động nhỏ, nhưng ngày qua ngày, sau vài chục năm, thì tích tụ dần dần vẫn là đáng kể.
Với tôi thì làm như thế là overkill (đến một lúc nào đó, quá trình lão hóa bên trong sẽ take over, và "bác" sẽ bắt đầu nhăn nheo, xập xệ dù cả đời không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời). Tránh UV chủ yếu là tránh lão hóa sớm vì những lý do không đáng mà thôi.
Nếu lo lắng quá, em có thể dùng một thiết bị kiểu như shade sensor hay UV meter (thường connect với một app trên điện thoại và hiện mức UV exposure theo thời gian thực) để có khái niệm về mức rủi ro ở môi trường trong nhà mà mình thường sống. Cẩn thận nữa thì dán kính mờ, hoặc ban ngày vẫn kéo rèm và bật đèn (đặc biệt là buổi trưa - khi bức xạ UVs ở mức cao nhất).
Đừng quên là ánh sáng đèn cũng có thể dẫn tới UVA exposure (thường cao nhất là đèn huỳnh quang/đèn tuýp, rồi đến đèn sợi đốt/đèn dây tóc. Muốn giảm rủi ro này hoàn toàn, nên dùng đèn LED - không phát ra tia UV. Chú ý: đèn LED vẫn có thể phát ra blue light - nhưng đây lại là một vấn đề khác).
1 phút cho quảng cáo: hệ thống chiếu sáng ở lớp mới 100% là đèn LED nên khi em ra khỏi lớp, em vẫn trẻ trung hoặc vẫn già y như khi em vào lớp.

Comments

Popular posts from this blog

Class FAQ

Lịch đăng ký và khai giảng lớp mới

Chương trình học