Skincare: Giữ trẻ từ bên trong

I.

Là người quan tâm đến skincare nên khi nhìn học sinh, phản xạ đầu tiên của tôi là quan sát da, luôn nảy sinh tâm lý ngưỡng mộ bạn nào da đẹp tự nhiên (có lẽ vì da tôi về bản chất hay gặp vấn đề). Nếu nhiều năm sau gặp lại, điều đầu tiên tôi làm vẫn là quan sát da và thầm so sánh với làn da không tì vết trong quá khứ 🙂

Dưới đây là tôi phản hồi đoạn tus trong hình. Chủ tus là học sinh cũ, người có may mắn là da khá ổn và có ý thức chăm sóc da từ sớm.

Nhân thể hôm trước thấy em có nói về những chị mà skincare da rất mịn đẹp nhưng nhìn lại không hề quá trẻ so với tuổi, tôi tò mò một chút: so với một ngày (ít nhất) cả tiếng đồng hồ chăm sóc da với (hẳn là) cả chục thứ luân phiên bôi trát, em dành bao nhiêu thời gian cho việc giữ trẻ từ bên trong?

Ví dụ cơ bản như số phút một ngày em giữ cho cơ thể ở active zone (tim đập đủ để vào fat burning & cardio zones, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn)? Hay lượng anti-oxidant em hấp thụ vào cơ thể (chứ ko phải là bôi lên)? Hay làm gì để cơ thể tự sản sinh ra nhiều collagen hơn (uống collagen rõ ràng ko có tác dụng, bôi trực tiếp lại càng không)?

Theo kinh nghiệm của tôi thì những thứ gì bôi trên mặt (dù là kem đắt tiền đến mấy hay quảng cáo tốt đến mấy) nó tác dụng khá nông (nông như cái lớp em bôi vậy) và ngắn hạn mà chủ yếu là giúp bảo vệ cũng như giải quyết hậu quả (ví dụ nám, thâm, trứng cá, tế bào chết v.v...) còn về xây nền móng - giúp tái tạo và đẩy lên những tế bào da thực sự khỏe mạnh - don't expect much.

Khi em còn trẻ và cơ địa em ổn, nếu có ý thức tránh tác hại bên ngoài (như nắng, smoking, ô nhiễm) thì nhiều khi chỉ cần sunscreen + một basic moisturizer là da em nhìn đã chả khác mấy so với khi em bôi từng ấy thứ lên mặt (cái này có thể tự kiểm tra rất dễ dàng nhưng không mấy người muốn nhìn thẳng vào sự thật do tâm lý: mình đầu tư như thế nên da mình mới được như thế).

Nhưng thêm tuổi thêm tuyệt vọng, thường 35-40 trở đi, intrinsic aging bắt đầu dần dần take over extrinsic aging, em sẽ thấy mấy thứ bôi lên mặt nó thật sự giúp em đến được mức nào. Không phải vô cớ mà các dermatologists khi đánh giá về những gì được coi là thành tựu quan trọng trong vài thập kỉ vừa qua thì thường chỉ đề cao đúng 2 thứ: sunscreen & retinol.

Vì thế, có ý thức chăm sóc là rất tốt, nhưng đừng quá ám ảnh với nó và đừng chạy theo quảng cáo (mà mục đích chính là để em mua càng nhiều sản phẩm càng tốt). Be realistic! Nên hiểu rõ điều gì mới thật sự quan trọng trong việc duy trì a younger look 🙂

PS. Nói đi cũng phải nói lại, chưa bàn đến tác dụng chính, tôi cũng thừa nhận, việc thư giãn rồi bôi bôi trát trát trước khi đi ngủ có tác dụng tâm lý tích cực với nhiều chị em (vừa bôi vừa tưởng tượng mình xinh thiệt là xinh trong bóng đêm... và tạm quên rằng mình đang ế thiệt là ế.)

Nhưng để phục vụ mục đích tự sướng tâm lý này chẳng cần đến serum đắt tiền. Sữa chua không đường là đủ (rẻ, lại còn có tác dụng giúp duy trì cân bằng hệ microbiome trên bề mặt da của em)

II.

Hình thời chưa biết skincare là gì và mụn đầy mặt

Những năm 1995-96, tôi bắt đầu tìm hiểu về skincare để tự chữa vấn đề mụn của bản thân. Quá trình này lên một tầm mới vào 98-99, khi tôi ra nước ngoài học cao học và có điều kiện truy cập đủ các loại nguồn tài liệu qua mạng và thư viện trường (tôi biết về Retin-A từ thời nó còn chủ yếu được dermatologists kê để điều trị trứng cá, hay Isotretinoin lúc ấy vẫn chỉ có ở dạng bản quyền Accutane).
Những năm đầu ấy, nếu có chỉ bảo cho ai về phương thức dưỡng da thì chắc chắn đủ thuyết phục vì da tôi ko cải thiện ngay, vẫn mọc mụn, vẫn chỗ xạm, chỗ tấy và nếu thử nghiệm phải một loại sản phẩm ko thích hợp... thì thôi khỏi (vụ khiến tôi cay đắng nhất là khi thử một loại toner, xong bị bà chị dâu nhận xét: nhìn già hơn ông anh cả lệch mình 15 tuổi).
Nhưng đến giờ dạy skincare, để thuyết phục học viên về tính hiệu quả: tôi chỉ cần trưng ra 2 tấm ảnh cách nhau vài chục năm: trước và sau khi dùng skincare một thời gian dài.


Tất nhiên ảnh gần đây có thêm lợi thế của app, nhưng nếu bạn cho rằng app có thể xóa đi khoảng cách vài chục năm, cứ đưa phụ huynh nhà mình ra chụp thử.
The point is: có nhiều thứ, thật sự phải cần thời gian dài mới có thể đánh giá được. Từ góc nhìn của tôi, skincare (khác với make-up) là thứ không phải để bạn đẹp lên ngay ngày hôm sau, mà là thứ để giúp bạn trông thế nào so với 10-20 năm trước đây.
Vài năm gần đây, khi đã "có tuổi", chế độ skincare của tôi bắt đầu chuyển dần trọng tâm từ extrinsic aging sang intrinsic aging - giữ trẻ từ bên trong, trong đó những gì "bôi bôi trát trát" chỉ là một component trong một tổng thể dinh dưỡng và tập luyện.
Cũng như lần trước, tôi sẽ cần ít nhất thêm 10 năm nữa để chứng minh: chế độ chuyển đổi này có thực sự hiệu quả như mình mong đợi hay không. Nếu câu trả lời là positive, lúc đó, nội dung skincare của TẠP sẽ được thay máu một lần nữa (nếu vẫn chưa nghỉ dạy 🙂).
PS 1. Nhấn mạnh thêm, đừng nhầm lần giữa make-up (tác dụng tức thời) và skincare (tác dụng về lâu dài). Một số công ty mỹ phẩm kết hợp vào sản phẩm dưỡng da của họ một số thành phần của sản phẩm trang điểm, khiến khách hàng mới bôi thử đã cảm giác là da họ đẹp lên ngay tức thì. Nhưng thật sự hiệu ứng bắt mắt ấy không đóng góp gì về thực chất cho da của bạn. Cứ nhớ thế này: bạn đẹp rạng ngời trong đêm hò hẹn là nhờ make-up, sáng hôm sau tỉnh dậy, bạn trai nhìn bạn mà ko ngất xỉu, đó là nhờ skincare...

PS 2. Gần đây một chủ đề tôi khá hứng thú là PTTM. Với trào lưu sửa không thiếu một thứ gì (mắt mũi mày môi má cằm v.v...), các bạn trẻ hiện nay tiêm độn cấy không thiếu chỗ nào trên mặt.
Vấn đề cần cẩn thận là: rất nhiều công nghệ PTTM ăn theo trào lưu này chỉ mới chỉ popular trong độ chục năm trở lại - chưa đủ thời gian để đánh giá tác động long-term của chúng.
Đưa dị vật vào cơ thể chưa bao giờ là một điều tuyệt đối an toàn. Ngoài tác động sức khỏe, tôi tự hỏi, những bạn trẻ đôi mươi hôm nay, 20 năm nữa liệu nhìn có dị dạng với đủ loại u, cục, vênh, chênh hay không - khi quá trình lão hóa tự nhiên xung khắc với những gì được bù đắp nhân tạo.
Tất nhiên có người sẽ bảo rằng: già rồi thì cần gì đẹp nữa. Nhưng lão hóa (xấu tự nhiên) và mặt trở thành biến dạng (như Thẩm Thúy Hằng) hay Sitang Buathong (xem ảnh) vẫn là điều cần để tâm nhỉ?



Comments

  1. Thầy ơi, thầy chia sẻ thêm về cách giữ cơ thể ở vùng active zone và lượng anti-oxidants nạp vào cơ thể thế nào là đủ đi ạ

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Class FAQ

Lịch đăng ký và khai giảng lớp mới

Chương trình học