Tư vấn: Hướng dẫn sống ảo nhưng không quá ảo
Tus này chỉ dành cho những người có khuynh hướng sống ảo nhưng ko quá ảo. Ai theo quan điểm: chụp hình cứ phải người thật việc thật, đi chỗ khác chơi!
Đi hết chưa? Rồi...
Rõ ràng để người ta tưởng mình đẹp cũng lắm nỗi nhiêu khê. Các ngôi sao Hàn Quốc nhìn rực rỡ như vậy, ngoài exercise + diet, còn nhờ rất nhiều vào PTTM + styling + make-up + app. Phần lớn các ngôi sao này nếu gặp người thực việc thực, bạn chưa chắc đã hiểu tại sao họ là sao.
Tool đơn giản và ít tốn kém nhất (cả về tiền bạc lẫn sức lực) giúp chúng ta có được chút hào quang nói trên là công cụ được liệt kê cuối cùng: app chụp hình.
Người thiếu kinh nghiệm thường ảo tưởng rằng: đã dùng app, đương nhiên phải đẹp. Không hẳn vậy. Trừ khi app cà mặt triệt để rồi thay đổi đường ngang nét dọc của bạn đến mức bố mẹ nhìn vào cũng ko nhận ra, chụp ảnh bằng app đẹp và tự nhiên hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là một số personal tips kèm theo hình minh họa.
Trong 2 app mà tôi đã và đang dùng thường xuyên nhất thì tôi thích Snow hơn hẳn 360o. Trong khi 360o biến đổi cấu trúc mặt kha khá (mà không phải lúc nào cũng theo chiều hướng tốt), Snow thiên về hiệu ứng make-up: ảnh chụp lên giống như bạn được một thợ trang điểm lành nghề xử lý để che đi các khuyết điểm quan trọng, vì thế nhìn sẽ tự nhiên và bớt ảo hơn.
Để sử dụng Snow hiệu quả nhất, cần lưu ý như sau
1. Chỉ nên dùng chế độ chụp default để thay đổi vừa phải, cấu trúc tổng thể của khuôn mặt, more or less, vẫn được giữ. Nếu sau đó bạn lại còn tinh chỉnh, sửa từ gốc mũi, cằm, môi, đến mí mắt thì bạn lại bị sang vấn đề quá ảo giống như dùng 360o. Tôi luôn chỉ chụp chế độ default. Nếu không ưng thì bỏ và đợi lúc điều kiện thuận lợi hơn (như mô tả phía dưới).
2. Do chỉ thay đổi vừa phải, nếu da bạn sẹo lồi, nếp nhăn sâu, nám nhiều v.v... sẽ ko thể xóa hết với chế độ default.
Ảnh 1: so sánh ảnh chụp bằng cam thường và đã qua xử lý filter của Snow.
Ảnh 2: mụn ẩn sưng dưới cằm vẫn còn rõ khi chụp app.
Nếu ở ngoài đã trang điểm dày lại còn thêm hiệu ứng app sẽ tạo cảm giác cake-y, nhìn vừa over made-up, vừa già hơn tuổi. Tôi có thể thấy sai lầm này từ quá nhiều nữ sinh của tôi, nhưng ko tiện đưa ví dụ lên đây vì vi phạm nguyên tắc "FB ai người ấy đẹp, càng ko thể xấu trên FB người khác!"
Thay vì son son phấn phấn, bạn nên vận động trước khi chụp hình: da và môi sẽ hồng hào tự nhiên. Nhiều ảnh chụp đẹp nhất của tôi là khi đang tập thể thao (Ảnh 3).
5. Giống như chụp ảnh cam thường, màu trang phục tôn da cũng tăng hiệu ứng đáng kể. Ví dụ da tôi trắng hơi xanh, mặc màu chói và gắt lại tôn da nhất (ví dụ màu đỏ tươi như Ảnh 6).
PS. Nếu đeo khẩu trang vẫn chưa ổn thì thử đeo 2 khẩu trang, rồi đội mũ trùm kín mặt. Đảm bảo sẽ ổn.
8. Khi hội tụ được các điều kiện thích hợp đã nói ở trên, có thể chụp ra được những bức ảnh ưng ý nhất trong khả năng của bản thân và giới hạn của app (Ảnh 11).
Ở độ tuổi U50, tôi khá hài lòng với các ảnh mình tự chụp. Nếu học sinh của tôi kêu "Ảnh thầy chụp ko đẹp bằng em" tôi sẽ bảo: em chờ thêm 30 năm, rồi chụp lại để so sánh.
BONUS.
Shipper gọi xuống lấy đồ. Nửa đường ra thang máy mới nhận ra là vẫn đi dép lê hàng ngày, trong khi hôm qua vừa mua được đôi Muji giảm giá.
Ngần ngừ rồi quay lại thay đôi Muji mới để shipper thấy được đẳng cấp đời sống của người đặt ship. Nửa đường Muji ra thang máy lại chợt nghĩ, đã đi Muji sao còn mặc cái áo cộc phi thương hiệu thế này, nó không đồng bộ, shipper nó khinh cho. Phải quay về thay cái áo Gucci. Đẳng cấp đời sống của shipper chắc không phân biệt được Gucci này sản xuất ở đâu.
Sống ảo thật sự là một cuộc sống bận rộn! Chúc bạn sống đủ ảo để quên đi thực tại cay đắng và... Covid
Mục lục bài viết cá nhân bổ sung https://vuenglishclass.blogspot.com/2021/07/bai-viet-ca-nhan-bo-sung.html
Comments
Post a Comment