Tư vấn: Trò chuyện với học viên là giáo viên tiếng Anh
Em có mấy câu hỏi là:
Q: Thầy thuộc tuýp người hướng nội hay hướng ngoại ạ?
A: Tôi là sự trộn lẫn của cả hai.
Khi tâm trạng vui vẻ, hứng khởi, tôi thể hiện bản thân rất thoải mái, phát huy tối đa sense of humor của mình và dễ dàng kết nối với nhiều đối tượng khác nhau.
Nhưng bình thường trong đời sống cá nhân và đặc biệt là lúc ở một mình, tôi lại rất trầm, có thể ngồi im lặng đọc sách hay soạn bài cả ngày và không có nhu cầu trao đổi, tâm sự hay thậm chí giao tiếp với người khác.
Có thể đó là lý do tại sao kha khá học viên phản hồi: đầu giờ nhìn thầy toát ra khí lạnh không dám đến gần, nhưng vào bài một cái là biểu cảm, mọi thứ khác hẳn.
Tôi rất hợp với nghề giáo một phần vì cứ vào trạng thái giảng bài là cảm thấy hưng phấn.
Q: Nếu 1 người hướng nội thì họ có nên theo đuổi nghề giáo không ạ? Em hỏi vậy bởi em thấy thường giáo viên tiếng Anh giỏi rất vui tính, họ rất tự tin (hoặc em nhìn ngoài thì thấy thế) và biết cách tạo không khí vui vẻ trong lớp học khiến lớp sôi nổi, đặc biệt làm học sinh chú ý và có hứng thú với bài học.
A: Tại sao không? Giáo có thể xây dựng cho mình phương pháp và trọng tâm giảng dạy thích hợp nhất với xu hướng cá tính của mình (và trong nhiều trường hợp, cả đối tượng học viên phù hợp).
Cũng dễ hiểu là người hoạt ngôn sôi nổi có thể hợp hơn với dạy nói, còn người trầm hơn và thể hiện mình tốt hơn qua viết lách thì thiên về dạy viết.
Tuy nhiên, ngay cả khi em cực kỳ kiệm lời, em vẫn có thể dạy giao tiếp. Ví dụ em vào lớp và cứ đứng nhìn học viên chằm chằm. Học viên bối rối quá, buộc phải nói trước...
I'm kidding. Nhưng chốt lại: dù em thể hiện mình thế nào, quan trọng là học sinh phải cảm nhận được cái tâm và sự nhiệt tình của người thầy để có động lực học hành tiến bộ.
Q: Bản thân em đã đi dạy một ít thời gian, cũng có học 2 lớp của thầy để chắc kiến thức, vậy mà em luôn có cảm giác lo sợ mỗi khi lên lớp. Lo là làm sao để làm lớp vui vẻ, nhỡ kể chuyện cười mà nhạt quá có mỗi mình mình cười thì sao...
A: Đặt ra hình phạt: khi cô kể chuyện cười, bạn nào không cười, đóng 1K tiền phạt vào quỹ Vô Duyên của lớp. Sau mỗi khóa, dùng quỹ này để mua thêm một tập truyện cười mới. Nếu quỹ đủ để mua tới 2 tập, có lẽ về sau em không cần kể chuyện cười nữa mà bắt nộp phạt luôn...
Q: Lo lúc dạy có sai kiến thức nào không hoặc không thể trả lời câu hỏi của học sinh...
A: Dù em giỏi chuyên môn đến đâu, điều này tất yếu sẽ xảy ra. Quan trọng là em tiếp nhận phản hồi từ học viên, và nếu cảm thấy không chắc thì luôn fact checking càng sớm càng tốt. Câu nào không trả lời được thì hẹn học sinh đến hôm sau sẽ giải đáp. Nếu về tìm hiểu kỹ rồi mà vẫn không giải đáp được thì... well, as they say, tomorrow never comes...
Trong các lớp, THIỂU luôn là lớp khó nhằn nhất, cả vấn đề làm sao truyền đạt những nội dung rất khoai cho dễ hiểu với học viên lẫn việc giải đáp cặn kẽ những thắc mắc thiên về tư duy ngôn ngữ (xem một ví dụ ở ngay status trước). Không chỉ học viên thỏa mãn mà bản thân tôi cũng ngộ ra nhiều thứ khi giải đáp thắc mắc như vậy, đặc biệt là những lỗ hổng kiến thức cần bổ sung thêm vào bài giảng.
Lớp học nên là cơ hội học hỏi cho cả học viên lẫn giáo viên. Điều quan trọng là em có đủ tự tin để thừa nhận trước ánh nhìn khinh bỉ giấu kín của cả lớp là em, người-thầy-tưởng-như-cái-gì-cũng-biết, lại không biết hoặc không chắc câu trả lời cho một câu hỏi nào đó hay không.
Nếu không đủ tự tin, em có thể luyện thêm biểu cảm "Biết nhưng đ. muốn trả lời đấy!!!"
Q: Em có cảm giác nặng trĩu khi lên lớp và khi lớp kết thúc thì thờ phào nhẹ nhõm. Em muốn kết thúc cảm giác này quá mà không biết làm cách nào.
A: Take it easy. Nếu lo lắng quá thì tưởng tượng cả lớp đang mặc underwear. Nếu sợ hình ảnh này không phù hợp trong context lớp học thì tưởng tượng cả lớp đang mặc underwear lộn ra ngoài quần áo bình thường.
Q: Thầy cho em xin ít kinh nghiệm của thầy với ạ, làm sao thầy có thể sắp xếp được thời gian và trí lực để dạy liền mấy lớp, có ngày từ sáng đến tối, mà các lớp vẫn rất hấp dẫn ạ? đã thế thầy lại vẫn onl fb, trả lời mail các bạn và soạn thêm bài mới nữa. Cứ nhìn con người dáng nhỏ bé ấy mà em không thể nào lý giải nổi. Em rất ngưỡng mộ và khâm phục thầy ạ.
A: Khi em say nghề và muốn đạt được hiệu quả tốt nhất trong bài giảng, không có điều gì là không thể. Em tập trung vào kết quả mà mình muốn đạt được và làm thế nào để đạt được nó, thay vì lăn tăn về chuyện mình sẽ phải bỏ ra bao nhiêu thời gian vì nó.
Ngoài ra đây cũng là một công việc cần sự kiên nhẫn và tỉ mỉ. Đừng chờ đợi kết quả ngay tức khắc. Em không chỉ đơn giản là bỏ ra 20 tiếng một ngày và sau một tuần có được một bài giảng tốt nhất. Bài giảng của tôi là sự tích lũy và hoàn thiện dần dần trong nhiều năm trời, qua rất nhiều vòng phản hồi và đóng góp từ học viên cũ.
PS. Bạn phải ý định nghiêm túc theo nghề giáo thì mới cảm nhận được mức độ mất công + hiệu quả đem lại của việc soạn curriculum & lên lesson plan cho từng buổi học (thay vì chỉ dạy ăn sẵn theo một giáo trình phổ cập nào đó).
Nếu bạn không đầu tư ít nhất là 50% thời gian cho việc này so với đứng lớp + chấm bài + giải đáp thắc mắc cho học viên (thời gian đầu còn nhiều hơn thế rất nhiều), bạn khó có thể thành công với nghề dạy.
Dưới là phản hồi của một bạn đã kinh qua cả 3 khóa, IELTS level xấp xỉ 9.0, hiện là giám đốc chuyên môn của một trung tâm luyện thi IELTS rất có tiếng ở HN.
Bonus.
Dưới đây chính là một kỹ thuật giúp học viên ngấm bài và tăng khả năng learning→acquisition mà giáo viên ngoại ngữ cần áp dụng triệt để. Nó có phần liên quan đến adrenaline implantation nhắc tới ở chủ đề Psychology của lớp TẠP.
Mục lục bài viết cá nhân bổ sung https://vuenglishclass.blogspot.com/2021/07/bai-viet-ca-nhan-bo-sung.html
Comments
Post a Comment