Học viên tiềm năng từng thắc mắc: thầy nhận được nhiều phản hồi tích cực đến mức khó tin (không ngạc nhiên là nhiều người at first glance nghĩ có chuyện lừa bịp gì ở đây), vậy thế thầy có nhận được những phản hồi theo hướng ngược lại không?
Of course, who doesn't?
Thứ nhất, vấn đề phản hồi tiêu cực liên quan đến tâm lý vốn đúng cho đủ loại cơ sở giáo dục: nếu người học thấy ko phù hợp/hiệu quả, họ chỉ đơn giản là không học tiếp, chứ thường không bỏ công viết phản hồi (trừ khi bạn làm cho họ cực kỳ bức xúc về chất lượng và phải bỏ thời gian lên các diễn đàn để cảnh báo mọi người "ĐỪNG" học lớp này).
Về chuyện này, FB cá nhân và Class của tôi luôn để chế độ công khai, và tôi chưa bao giờ xóa bất kỳ một phản hồi less than positive nào nên nếu bạn có gì không hài lòng, bạn cứ thoải mái nhận xét công tâm (tôi copy luôn cái mới nhất ở dưới đây làm ví dụ). Tất nhiên nếu tôi không đồng ý, tôi sẽ phản biện lại.
Ngược lại, nếu học viên rất tâm huyết với lớp, họ thường tự nguyện viết feedback với cảm xúc dâng trào (đọc là biết) để thể hiện sự trân trọng kiến thức được truyền thụ.
Vì thế, phản hồi (hoặc một phần phản hồi) chưa được positive cho lắm thường là constructive criticism, với thiện ý đóng góp để tạo nên chương trình học tốt hơn.
Nếu khi đọc phản hồi tích cực, phản xạ đầu tiên của tôi là post khoe trên FB (tôi chưa bao giờ dùng cạn nguồn này tại bất kỳ thời điểm nào), thì với constructive feedback, suy nghĩ đầu tiên của tôi luôn là "How can I improve it?"
Tiếp tục hoàn thiện bài giảng rõ ràng là động thái ý nghĩa nhất để đáp trả những phản hồi này.
Ví dụ: có một thực tế là một bộ phận học viên chưa tìm hiểu kỹ đã vội vàng đăng ký học theo phong trào. Đến khi vào lớp mới thấy mình chưa đủ khả năng theo học, hoặc không hợp với mô hình và phương pháp truyền đạt "giảng đường lớn" của lớp, hoặc không hợp với sense of humor của thầy dẫn đến cảm giác khó chịu hay thậm chí phản cảm v.v...
Để giúp giải quyết vấn đề này, năm nay tôi đã đề ra chính sách mới: học viên mới buộc phải học 1 buổi METHODS (như một phép thử) để tự rút ra mình có phù hợp với môi trường giáo dục này không.
Bạn chỉ mất một khoản học phí không lớn để tránh được rủi ro đóng tiền cho nguyên một khóa học hàng triệu đồng.
Chưa kể với nội dung của METHODS, tổng hợp kiến thức/kinh nghiệm tôi đã tích lũy trong 11 năm học chính quy về ngôn ngữ (4 đại học, 2 thạc sĩ và 5 tiến sĩ) cùng 10 năm dạy ngoại ngữ full-time, tôi chắc chắn là dù bạn không thấy phương pháp giảng của tôi phù hợp, bạn cũng rút ra điều gì đó hữu ích cho việc học ngoại ngữ của bản thân. So it's a win-win deal.
PS. Luôn đặt problem-solving lên đầu, ngay cả khi nhận được "mật báo" học viên này hay học viên kia leak tài liệu, điều đầu tiên tôi làm ko phải là đi chất vấn học viên liên quan mà nghĩ ngay xem mình cần áp dụng thêm biện pháp gì để giảm thiểu nguy cơ đó :)
Quay trở lại vấn đề constructive feedback. Chúng có thể là những điều đơn giản như thay đổi màu background của slide cho đỡ chói, hay thay đổi cỡ font chữ sao cho học viên ngồi xa cũng có thể nhìn rõ ràng hơn.
Những cái này tưởng chừng có thể giải quyết nhanh gọn nhưng ko hề - thời mỗi khóa còn 36 buổi, 3 khóa tổng cộng là 108 buổi, chỉ riêng điều chỉnh size font chữ của 108 file PowerPoint, mỗi file từ 20 đến 60 slides, đã ngốn của tôi không biết bao nhiêu thời gian - vì sửa font sẽ dẫn tới căn chỉnh lại vị trí các bộ phận hay tách slides. Mà không chỉ một lần thay đổi. Tăng font từ 16 lên 20, học viên mắt kém vẫn phàn nàn, lại phải tăng tiếp lên 24.
Trong những điều chỉnh lặt vặt nhưng time-consuming như trên, gần đây nhất là việc làm sao mỗi khi chuyển trang có tiếng động (cái này dễ vì có thể dùng Apply All) + hiện số slide động (động, not tĩnh) để giáo viên chú ý mà thông báo mình đang ở slide bao nhiêu cho học viên ONLINE dễ theo dõi (cái này tôi chưa tìm ra cách Apply All nên nếu bạn nào biết, give me some pointers. Hoặc có cách gì để PP tự động đọc thành tiếng số slide hiện tại là tốt nhất :) Am I asking too much?)
Những phản hồi quan trọng hơn, cho tôi thấy lỗ hổng còn tồn tại trong bài giảng (kiến thức chưa đúng, chưa đủ, truyền tải gây khó hiểu, mức độ hữu dụng của kiến thức v.v...) là những cái mà tôi appreciate nhất.
Nhờ phản hồi của các bạn mà THIỂU mới có thêm economy of language, hierarchical dependency hay syntax tree, TẠP mới có các kỹ thuật giúp xác định tone hay hướng dẫn sử dụng corpus rồi sắp tới là phiên bản PVO mới có thể sử dụng trên mọi thiết bị, còn NGỌNG là bài tập idiom summary, rồi gần hơn là hàng loạt những kỹ thuật tự luyện nói để lấy lại cân bằng giữa speaking & listening trong syllabus v.v...
Phản hồi khiến tôi bối rối nhất là những phản hồi ngược nhau của học viên ("Thầy dạy nhanh hơn" không "Thầy dạy chậm lại", "Thầy giải thích kỹ hơn các đoạn đối thoại trong clips" vs. "Thầy không cần giải thích nhiều, cho bọn em cơ hội tự hack não để hiểu").
Với những phản hồi như thế, đành phải tìm cách strike a balance (giải thích vừa đủ nội dung chính kèm theo sắc thái, tốc độ vừa phải, đoạn khó sẽ giảm, đoạn dễ tăng thêm v.v...).
Ví dụ hài hơn "Thầy đừng mặc quần cộc đến lớp, ảnh hưởng tới hình ảnh giáo viên" vs. "Em thích và nhớ mãi hình ảnh thầy mặc shorts đứng lớp" dẫn tới 50% thời gian tôi mặc quần ngắn và 50% thời gian tôi không mặc quần... ngắn... trên đầu gối).
Cần nhớ: being responsive to feedback ko có nghĩa là tôi sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của học viên, nhất là những yêu cầu đi ngược với quan điểm giáo dục của tôi.
Ví dụ do tốc độ đi bài trong lớp khá nhanh, kèm theo khối lượng thông tin multimedia rất lớn (nhất là với những lớp như TẠP hay NGỌNG), các bạn mà mặt bằng tiếng Anh thấp hoặc khả năng xử lý on-the-fly yếu thường cảm thấy overloaded, một trong những yêu cầu tôi nhận được nhiều nhất chính là: thầy có thể phát trước slides bài giảng để trong giờ bọn em theo kịp bài.
Nhưng tôi đã và sẽ không bao giờ đáp ứng yêu cầu này vì yếu tố bất ngờ là một trong những đặc điểm quan trọng trong thiết kế bài giảng của tôi, giúp học viên hứng thú và nhớ lâu (tôi nhận được kha khá phản hồi theo hướng: buổi nào em cũng đến lớp với tâm trạng hồi hộp, chờ mong xem hôm nay thầy có chiêu gì mới). Mà tôi chỉ có duy nhất một cơ hội làm điều này khi học viên lần đầu tiên tiếp xúc với tư liệu liên quan.
Để bù lại, những bạn không theo kịp chỗ nọ chỗ kia, vẫn có ghi âm bài giảng và slides để về nhà nghiền ngẫm lại. Nếu vẫn chưa hiểu, có thể post thắc mắc trên FB của lớp và hỏi trực tiếp giáo viên trong các live sessions.
Học viên nghiêm túc thì còn có dạng yêu cầu: thầy giảm bớt pha trò trong giờ, không sử dụng joke mặn, hoặc thậm chí có bạn xin học ONLINE còn yêu cầu: beep hết những thứ đó trong ghi âm bài giảng.
Câu trả lời của tôi cho những yêu cầu như vậy là: anh chị làm ơn tìm người phù hợp hơn để tầm sư học đạo.
Hay nhưng bậy bậy là đặc trưng không thể thiếu của thương hiệu Mr. Vu's English classes. Nó phản ánh một phần con người tôi, cá tính tôi, và cả quan điểm của tôi trong giáo dục. Tôi sẽ không thay đổi mình trong trường hợp này chỉ vì không thuận theo gu của ai đó.
This comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDelete