Tư vấn: Duy trì cảm hứng giảng dạy


Lấy ví dụ một ca sĩ mà tôi thích là Thanh Lam. 10 lần tôi nghe chị hát Chia tay hoàng hôn, bài tủ của một thời, thì thấy đến 7-8 version khác nhau (hát với ban nhạc, hát với dàn nhạc giao hưởng, hát chỉ với ghi ta, hát với ghi ta đứt một dây, hát acapella, hát đơn ca, hát song ca, rồi hát song ca nhưng át hoàn toàn người hát cùng v.v...)
The point is: nghề nào cũng vậy thôi, làm mãi một thứ cảm hứng sẽ giảm cho nên làm mới mình luôn là điều cần thiết.
Là giáo viên, điều quan trọng là em liên tục cập nhật chương trình - không chỉ ngày càng hoàn thiện nội dung, tăng hiệu quả tiếp thu, mà còn giúp chính bản thân giáo viên giữ "lửa" hay cảm hứng đứng lớp.
Cá nhân tôi, 50 lần tôi dạy cùng một session của lớp nào đó là 50 lần có điều chỉnh, không nhiều thì ít. Thậm chí hôm trước dạy ngoài Hà Nội, hôm sau vào Nam dạy lại, trên máy bay tôi đã nghĩ sẽ tiếp tục thay đổi thế nào.

Ví dụ khác là lớp METHODS OFFLINE 2021 do đăng ký quá đông mà phải chia thành 2 buổi T7 và CN. Tối thứ 7, ngay khi vừa dạy xong, tôi post yêu cầu xin feedback của học viên qua email và trên FB, và dựa theo phản hồi tức thời của học viên, thức đến 3h sáng để cấu trúc lại luôn bài giảng, tạo một version mới, phù hợp hơn với nhu cầu của học viên (ví dụ giảm phần thông tin về não bộ và tăng ví dụ minh họa cụ thể cho các techniques ở phần sau) cho buổi ngày CN.
Như thường lệ, dù mất thời gian nhưng mỗi khi cập nhật bài giảng, tôi lại thấy xuất hiện cảm giác hồi hộp chờ xem hôm nay phản ứng của học viên thế nào, và thế là tự nhiên thấy hưng phấn. Đúng thật, buổi giảng hôm CN thăng hoa hơn hẳn buổi T7 nhờ chất lượng bài giảng đã được cải thiện và học viên, cả một giảng đường mấy trăm người, đã đứng dậy vỗ tay lúc kết thúc bài giảng (điều không xảy ra vào buổi trước đó).
Tất nhiên, giống như em, đã không ít lần tôi dạy một session nào đó và chỉ mong sao giờ học chóng kết thúc. Ngoại trừ khi đang có vấn đề sức khỏe thì không nói, đầu tiên tôi luôn đặt mình vào vị thế học viên: mình còn vậy thì học viên sẽ cảm nhận thế nào dẫn tới mình cần lập tức điều chỉnh nội dung của buổi này ra sao.
Những điều vừa bàn dẫn tới luận điểm quan trọng tiếp theo mà giáo viên nào cũng hiểu về tương tác giữa học viên và giáo viên. Rõ ràng, học viên phản ứng tiêu cực/thờ ơ với bài giảng ảnh hưởng rất lớn tới tâm trạng của giáo viên.
Vì thế, lựa chọn materials đủ hấp dẫn là một điều then chốt. Tôi liên tục thử nghiệm clip/ví dụ/jokes mới trong các lớp và nhiều thứ chỉ được dùng một vài lần. Những gì đã qua sàng lọc và giữ lại cho nhiều khóa sau thường là những materials mà tôi sau cả chục lần dạy/xem lại/kể lại/giải thích vẫn cảm thấy hứng thú. Again, nếu tôi còn như vậy, thì những học viên mới xem lần đầu sẽ còn hứng khởi đến đâu?
Nhờ quá trình sàng lọc trên mà ký ức học viên về lớp (kể cả những đối tượng lười học nhất, như một trường hợp kinh điển được trích dẫn dưới đây) thường là "mỗi ngày đến lớp là một ngày vui". Cái tâm trạng ấy sẽ lan tỏa ngược lại sang giáo viên biến "mỗi buổi dạy" thành một buổi thu học phí... oops, I mean, một buổi vui...



PS. Đây cũng là một lý do tại sao, khi kết thúc một khóa học và học viên đã download mọi materials cần lưu, tôi ko giữ lại ghi âm bài giảng (ngoại lệ là lớp METHODS). Các bạn xin học ONLINE theo kiểu chỉ cần xin truy cập bài giảng cũ để tự học luôn bị từ chối và cần đợi khóa tiếp theo vì tôi muốn các bạn có cơ hội tiếp cận một version refreshing hơn và hiệu quả hơn.
Cuối cùng, một yếu tố quan trọng nữa để giữ cảm hứng là em nên giảm bớt số lớp trong điều kiện cho phép (cũng như ca sĩ mà chạy 3-4 sô một ngày sẽ thành thợ hát). Nhờ dạy ít đi, giáo viên cũng luôn tràn đầy năng lượng khi bắt đầu giờ giảng.

Class FAQ: https://vuenglishclass.blogspot.com/2020/10/class-faq.html

Comments

Popular posts from this blog

Class FAQ

Lịch đăng ký và khai giảng lớp mới

Chương trình học