Tại sao học PhD mà thầy chỉ dạy tiếng Anh?
Góc tâm sự: Hôm trước có đọc được comment FB của một bạn, hàm ý với một profile hoành tráng như thế, việc tôi chỉ đi dạy tiếng Anh thay vì dạy đại học là phí phạm.
Thực ra ngay từ khi bước chân vào PhD, tôi đã biết chắc chắn mình muốn gì: về mở lớp tiếng Anh cho những học viên thật sự muốn học và tự nguyện đến lớp (thay vì học vì bố mẹ ép hay thỏa mãn điều kiện tốt nghiệp v.v...) rồi ngày ngày chém gió, nói gì bậy bậy (nhưng vẫn đầy tính giáo dục) với học viên của mình.
Tôi chưa bao giờ tưởng tượng mình trong vai trò một giáo sư đeo kính gọng vàng, mở miệng ra là đầy chất hàn lâm (một sự thật nữa là những con người mà tôi hâm mộ về lối sống, về cá tính hay đam mê với nghiệp không có ai là giáo sư cả). Thi thoảng có học viên nào tự nhiên thổ ra "Tiến sĩ Vũ" hoặc Tây hơn nữa là "Tiến sĩ Hồ", tôi vẫn thấy nó cực kỳ ko quen tai.
Lý do tôi học lên đến tận PhD chỉ là để tìm ra một lối đi riêng, một cách dạy riêng không theo phong trào mà vẫn tạo được hiệu quả với học viên.
Câu nhận xét nói trên không làm tôi lăn tăn về ý "phí phạm" vì mỗi người có cách đóng góp riêng cho xã hội, và tôi biết mình đã giúp được bao nhiêu học viên trong con đường học cao lên/phát triển sự nghiệp, và mình đã tạo ra được ảnh hưởng ở mức độ nào đó về phương pháp/ý thức tiếp thu ngôn ngữ, dù chỉ trong một nhóm đối tượng học viên và giáo viên tiếng Anh tương đối hẹp.
Cái làm tôi suy nghĩ nhiều hơn là từ khi về VN đi dạy, mình có còn thực sự làm những việc ở cái tầm mà một tiến sĩ nên làm hay ko. Câu trả lời có lẽ là Yes and No.
Đúng thật, ở nhà tôi ko còn tiếp cận tài liệu và các bài báo chuyên ngành như trước đây, không làm nghiên cứu chính quy (test hypotheses, collect data samples, perform analyses & statistics, and whatnot) rồi viết bài gửi tạp chí hay đi trình bày hội thảo (hai bài trình bày hội thảo cuối cùng của tôi là ở Trung Quốc và Taiwan, chủ yếu là vì muốn nhân thể đi du lịch hai nước này).
Nhưng một điều chắc chắn là tôi chưa từng dừng lại trong việc hoàn thiện phương pháp và tư liệu giảng dạy.
Lấy ví dụ một vấn đề là tuyến tính, một "thương hiệu" gắn với phương pháp dạy English writing của tôi.
Với THIỂU thời gian đầu, tôi dựa hoàn toàn vào thematic progression (which my dissertation was all about) để hướng dẫn học viên cách hành văn tuyến tính. Dần dần phân tích thêm các mẫu bài viết chuẩn của chuyên gia bản xứ và nhiều năm sửa lỗi phi tuyến tính của học viên Việt viết tiếng Anh, tôi đã dần dần mở rộng từ một mô hình khá hạn hẹp và cứng nhắc ban đầu sang một hệ thống chi tiết và sophisticated hơn và quan trọng nữa là phản ánh tốt hơn sự đa dạng của academic writing trong thực tế. Từ dòng đơn phát triển ra branching rồi subgrouping, rồi xem xét tương tác với các yếu tố khác như dependency, scope, distance and explicitness để dẫn tới những giải pháp như local violation, downgrading hay checkpoint repetition.
Tự đánh giá thì tôi thấy mình đã phát triển thêm một bước xa so với cái thời mới hoàn thành luận án cách đây 10 năm. Khi một học viên lớp THIỂU trong TPHCM nói một câu "Thầy đáng ra phải xin cấp bản quyền phương pháp dạy viết tuyến tính", tôi mới nghĩ "Ồ, hóa ra trong khi làm công việc của một anh giáo làng, mình ở góc độ nào đó, thực ra vẫn đang làm nghiên cứu đấy chứ." (Ít ra thì cũng bớt được cái tiếng mài danh tiến sĩ ra để đi dạy.)
PS. Đầu khóa nào của THIỂU cũng có những yêu cầu kiểu như hình dưới đây (khi mà tinh thần của các anh chị ấy còn sung lắm)
Class FAQ: https://vuenglish.com/
Comments
Post a Comment