Chia sẻ kinh nghiệm dạy ngữ pháp với giáo viên tiếng Anh

Nhiều bạn giáo viên không chỉ hài lòng với những gì có sẵn trong quyển giáo trình đi kèm chương trình học, mà còn chịu khó tìm tòi, đọc thêm nhiều tài liệu khác để đảm bảo có được thông tin đầy đủ nhất.

Việc này rất đáng khuyến khích. Tuy nhiên, khi tổng hợp tài liệu, các bạn nên chú ý vấn đề sau đây: thay vì trích mỗi nơi một tí, tìm cách kết nối thông tin tổng hợp được theo một hệ thống nhất quán, có cấu trúc rõ ràng và logic thì dạy mới thuyết phục, học và áp dụng mới dễ.

Tôi lấy ví dụ về cách dùng WISH. 

Hình 1 ở dưới là 2 trích dẫn từ language textbook về sử dụng WISH để thể hiện mong ước (thời hiện tại) do một bạn giáo viên tham khảo và gửi cho tôi. 

Trích dẫn 1 thì bảo dùng I wish I WAS... Trích dẫn 2 thì nói có thể dùng cả I wish I WAS... và I wish I WERE..., và cái sau formal hơn cái trước (không sai, but why?) trong khi trong thực tế, bạn còn gặp người ta nói I wish I AM... hoặc hiếm hơn I wish I BE... Vậy tại sao lại thế?



Khi học viên thắc mắc ("sao người ta dùng hổng giống như trong sách") mà giáo viên thiếu kiến thức hệ thống thì sẽ đành trả lời theo kiểu "à mỗi nơi/sách mỗi khác", rồi "người ta dùng thế thì cứ dùng đi, đừng thắc mắc".

Trong lớp THIỂU, về đề tài này, tôi tổng kết luôn cho học viên hệ thống 3 moods liên quan là indicative, subjunctive và conditional, kèm theo việc kết hợp, tương tác và chuyển đổi giữa 3 cái này. Được trang bị công cụ này, người giáo viên có khả năng giải thích hầu hết các trường hợp nói ở trên. Cụ thể nhé.

Với WISH, trước hết, cần phân biệt khi dùng "I wish" là diễn giải một hành động ước muốn cụ thể, hay WISH chỉ được sử dụng ước lệ như một linguistic vehicle (công cụ ngôn ngữ) để tạo không gian tưởng tượng/ước muốn (tương tự như chức năng của IF hay IF ONLY). Khi đã rõ ràng về điều này thì không khó có thể thấy nó sẽ liên quan tới mood nào.

Khi WISH đóng vai trò như IF, nó có thể đi với conditional (I wish I WAS) hoặc subjunctive (I wish I WERE) và cách dùng theo subjunctive được cho là cổ và formal hơn so với conditional.

Nhưng nếu WISH được coi như một regular verb để thể hiện mong muốn, thì khi người nói bắt đầu với "I wish" đây là hành động đang xảy ra trong thế giới thực - indicative (bởi vì người nói thực sự đang wish). Còn người đó wish cái gì thì lại có thể set nó ở thế giới thực hoặc thế giới tưởng tượng, dẫn tới 2 trường hợp.

Nếu indicative alternative được sử dụng, chúng ta có "I wish I AM..." (cách nói đơn giản nhất, vẫn truyền tải đúng thông điệp tác giả muốn nói, mà đỡ mệt não nhất vì nó... đơn giản, nhưng có thể khiến các nhà ngữ pháp học chính thống, read: old-fashioned and uptight, phản đối kịch liệt).

Nếu partial subjunctive được sử dụng, chúng ta lại có "I wish I BE..."

Dạy về cái này, giáo viên còn có thể demo cho học viên thấy tần số sử dụng tương đối của các cụm từ trên.

Nếu search các database tập hợp dữ liệu chính thống, có thể chờ đợi 2 cấu trúc mà đúng ngữ pháp chính thống nhất là I wish I WAS và I wish I WERE xuất hiện nhiều nhất. 

Nhưng nếu search các database mà dữ liệu gom từ đủ mọi nguồn (tiêu biểu như anh Google), xô bồ nhưng có khi lại phản ánh sát sử dụng thực tế nhất, thì chưa chắc đâu nhé.

Các bạn xem kết quả search Google cho 4 cấu trúc trên ở hình số 2 dưới đây và tự rút ra kết luận.


Một điểm tôi muốn nhắc thêm: khi tranh luận với tôi, học viên (cả học viên bình thường lẫn giáo viên tiếng Anh) thường trích dẫn claims của các tác giả có sách dạy ngôn ngữ được xuất bản như một bằng chứng cực kỳ thuyết phục, hoặc thậm chí với hàm ý "thầy đừng mất công cãi" :) 

Mặc dù nguồn lấy từ sách (đã qua khâu biên tập chuyên nghiệp) rõ ràng đáng tin cậy hơn nguồn lấy từ mạng, nhưng đừng bao giờ cho rằng sách là Bible và coi đương nhiên những gì họ nói là chuẩn xác (các bạn đừng cãi tôi: Bible chắc gì đã chuẩn - đây là vấn đề nhạy cảm mà tôi cũng chỉ nói metaphorically). 

Thực ra mà nói, đọc claims của sách, readers with a critical mind cũng có thể cảm nhận được kiến thức ngôn ngữ và kinh nghiệm truyền đạt của tác giả ở mức độ nào và quan trọng hơn... cách thức họ tiếp cận vấn đề ra sao.

Quay lại 2 ví dụ được trích dẫn ở hình 1, tác giả đưa ra mấy cái rule riêng lẻ mà ko hề cho biết là nó dựa trên phương pháp luận nào, liên quan chính xác tới những mood nào, rồi mood được dùng full, partial hay switched, dẫn tới hậu quả: học viên chỉ dùng vẹt mà không hiểu rõ vì sao, dẫn tới khó nhớ và rối khi hai sách khác nhau lại "phán" khác nhau vì thiếu cơ sở để so sánh.

Đây cũng là một lý do quan trọng vì sao giáo viên tiếng Anh nên học cao học. Nó trang bị cho bạn phương pháp luận để có thể đánh giá và quyết định nên sử dụng những nguồn tham khảo nào cũng như cách thức tổng kết những nguồn đó sao cho hệ thống.

Class FAQ: https://vuenglish.com/

Comments

Popular posts from this blog

Class FAQ

Lịch đăng ký và khai giảng lớp mới

Chương trình học