Học và dùng ngoại ngữ bằng áp dụng quy tắc hay phản xạ học thuộc?
Sau status về giáo viên dạy ngữ pháp sao cho có hệ thống, thì có một bạn phản hồi khá chi tiết (như hình dưới).
Phản hồi này cho tôi cơ hội để bàn tiếp về đề tài từ lâu đã gây tranh cãi: học ngoại ngữ là học và áp dụng các quy tắc cấu thành nên ngôn ngữ hay chỉ cần mô phỏng cách dùng của người bản ngữ là ổn?
Vì vậy, người giáo viên tiếng Anh cần phải nắm được cái ranh giới nhiều khi khá fuzzy này (i.e., know how to walk the fine line between learning by rules and learning by rote) và quyết định cái gì nên dạy theo cách nào.
Những nỗ lực đi quá lệch về một phía, chẳng hạn áp dụng full-scale generative grammar vào dạy ngoại ngữ (almost exclusively learn by rules), hay coi học ngoại ngữ chỉ đơn thuần là vấn đề thuộc lòng/tạo phản xạ có điều kiện (như trường phái ALM thịnh hành từ những năm 50-60 thế kỷ trước), đều sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn. Chính vì thế, generative grammar, dù được nhiều người coi là đỉnh cao tư duy trong ngôn ngữ, đâu có quen thuộc nhiều với học viên ngoại ngữ bình thường. Còn ALM lại càng khỏi nói, đã bị xếp xó từ lâu.
Về vấn đề dạy rules vs. rote trong các lớp của tôi, THIỂU là lớp cần dùng nhiều rules nhất vì nó thiên về phát triển tư duy, đòi hỏi phải hiểu sâu để có thể viết sao cho mạch lạc, dễ hiểu đồng thời tuân thủ những nguyên tắc chặt chẽ của academic writing. Nếu bạn chỉ đơn thuần mô phỏng mẫu câu bề mặt của người bản xứ mà không hiểu quy tắc vận hành bên dưới, bạn khó có thể viết được những bài truyền tải ý tưởng sáng tạo của bản thân, sử dụng những mẫu câu, kết hợp câu và cấu trúc đoạn chưa ai sử dụng mà vẫn nằm trong khuôn khổ cho phép.
Vì vậy, ở đây đặt câu hỏi kiểu như "người nước ngoài có nhất thiết phải hiểu sâu về quy tắc viết tiếng Anh như hoặc thậm chí hơn người bản xứ hay không" với tôi là irrelevant. Để viết được và viết đúng những điều mới mẻ, người viết cần tự lý giải được tại sao mình lại viết như thế, bản xứ hay không. Bản thân bản xứ mà học chưa đủ hay tư duy không tốt thì cũng không thể viết hiệu quả được đâu.
Bàn xa một chút, tôi rất dị ứng với lối dạy viết theo templates vốn chỉ khuyến khích mô phỏng (trừ trường hợp dùng nó như một chiến lược ngắn hạn để hoàn thành bài thi chuẩn hóa trong thời gian hạn chế) bởi vì nó dễ khiến học viên lười tư duy, không muốn bỏ thời gian đào sâu xuống các lớp ngữ nghĩa bên dưới. Đến khi sang môi trường học tập/làm việc quốc tế, viết assignments, viết báo cáo công việc cho những ngữ cảnh vừa cụ thể vừa unique, lấy đâu ra templates nữa mà follow?
Ngược với THIỂU, NGỌNG chính là lớp mà phần lớn trường hợp tôi lại yêu cầu: đừng có nghĩ nhiều hay thắc mắc tại sao, trước tiên cứ mô phỏng ngôn ngữ thực tế của người bản xứ cái đã.
Lớp này tôi hạn chế tối đa dạy và lý giải quy tắc, và vì là lớp dựa trên semi-conscious language acquisition, ngay cả số ít những rules cần thiết (chủ yếu liên quan tới phát âm và nối âm), tôi cũng thường không spell them out loud hay liên tục refer tới IPA.
Thay vì đó, thông qua hàng loạt ví dụ thực tế cũng như noticing techniques, tôi khuyến khích học viên theo hướng tự tổng hợp và ngấm quy tắc mà không nhất thiết phải nghĩ về quy tắc - tăng hiệu quả rule internalization và self-correction (tương tự cái cách mà người bản xứ khi lớn lên tiếp nhận và tự tổng hợp quy tắc vận hành trong nghe nói).
PS. Cần chú ý: rule internalization nghĩa là trong nhiều trường hợp, việc người nói (bản xứ hay không) không giải thích được rành mạch vì sao lại nói như thế không nhất thiết là vì không cần áp dụng quy tắc mà khả năng là họ đã acquire these rules unconsciously.
Chẳng hạn, tại sao phải dạy hàng loạt elision rules cụ thể, nếu học viên có thể đạt that "eureka" moment và tự nhận thấy khi đọc "last summer" bỏ chữ "t" ở giữa sẽ giảm áp lực cho cơ quan phát âm rất nhiều và khiến bản thân nói dễ và trôi hơn hẳn. Chưa kể, khác với viết, nói không có nhiều thời gian nghĩ hay đào sâu tư duy, thật sự có mấy người đang nói còn có thể dừng lại để lý giải rồi áp dụng "if one word ends in a consonant plus ‘t’, and the next word starts with a consonant, then the ‘t’ either disappears or becomes glottal"?
Người bản xứ chắc chắn không, và chúng ta cũng nên thế.
Trong khi NGỌNG và THIỂU thiên về hai thái cực, thì TẠP, như mọi khi, vẫn lững lờ ở giữa.
Phân loại từ có thể có rules, nhưng cảm nhận được sắc thái từ tiếng Anh theo cái cách bản thân cảm nhận ngôn từ tiếng Việt thì không theo một quy tắc xác định nào, chỉ có thể ngấm từ từ theo thời gian mà không cần lý giải cặn kẽ. Giáo viên có thể giúp thúc đẩy (facilitate) quá trình đó, nhưng khó có thể "dạy" nó một cách trực tiếp.
Một khía cạnh khác, phân biệt các nhóm từ đồng nghĩa (cũng là một mục tiêu chính khác của TẠP), thì lại tùy trường hợp.
Những trường hợp khác biệt quá lặt vặt hoặc chủ yếu là matters of personal preferences, tôi chẳng bao giờ mất thời gian (tôi đã có nguyên một status bàn về có nhất thiết phải phân biệt "How are you" với "How are you doing", hay "stop by", "drop by", "call by" với "swing by" hay không, các bạn muốn có thể tìm đọc lại).
Tuy nhiên, những nhóm đồng nghĩa mà quy tắc phân biệt vận hành ngầm bên dưới hay sự khác biệt về tone hay nuance đủ quan trọng (thậm chí có thể khiến người đọc hiểu lệch đi thông điệp được truyền tải nếu dùng nhầm) thì lại nên phân biệt, như tôi đã phân biệt "rich vs. wealthy", "lethal vs. deadly vs. fatal" hay "attend vs. join vs. participate" v.v... trong lớp.
Khi khả năng cảm nhận từ và phân biệt từ được nâng lên, tương tự với trường hợp của THIỂU, bạn bắt đầu có khả năng sáng tạo, cấu thành những cụm từ cả trong nói lẫn viết dù bạn chưa gặp người bản xứ dùng bao giờ nhưng khi họ đọc/nghe, vẫn thấy tự nhiên và dễ hiểu.
Chẳng phải chúng ta dùng ngôn ngữ hay học ngoại ngữ, thay vì chỉ vận hành như một cái máy lặp đơn thuần, đều muốn đạt tới level sáng tạo đó hay sao? Và nó cũng không quá ngoài tầm với như mình vẫn tưởng đâu.
Class FAQ: https://vuenglish.com/
Comments
Post a Comment