Vận hành lớp học song song hai chế độ ONLINE và OFFLINE
Lý do tại sao bạn giáo viên tiếng Anh đưa ra phản hồi ở trên cũng dễ hiểu: trong một buổi học thông thường, giáo viên có thể bắt đầu với bài quiz điền từ (awareness raising) để học viên thấy cái rắc rối và có vẻ thiếu quy luật của việc lúc nào dùng V-inf lúc nào dùng V-ing.
Sau đó giảng từng luận điểm, phân tích chi tiết sự khác biệt, mỗi luận điểm kèm theo kha khá ví dụ và thậm chí clip minh họa. Rồi giải đáp thắc mắc (nếu có) của học viên.
Nửa sau chuyển qua thực hành: cho làm bài tập lớn để áp dụng kiến thức vừa học. Quá trình làm bài tập có thể cho thảo luận nhóm trước khi chữa.
Cuối cùng tổng kết lại một lần nữa các điểm quan trọng, cho thêm bài tập về nhà - và quả thực 3 phút để đọc lời giải thích bên dưới có thể UNPACK thành nguyên một buổi học
Tuy nhiên, quan điểm dạy của tôi (đặc biệt khi áp dụng cho một lớp đông học viên, mixed cả OFFLINE lẫn ONLINE, với đủ loại trình độ trải từ pre-intermediate cho đến quite advanced) vẫn là: chỉ dạy những gì học viên khó có thể tự học.
Vì vậy tôi thường PACK một lượng thông tin tối đa trong thời lượng hạn chế của buổi học rồi học viên về nhà có thể nghiền ngẫm thêm và unpack thông tin (thay vì để giáo viên trợ giúp từ đầu đến cuối). Dẫn tới tại sao tôi hay bảo: tuýp học viên học tôi hợp nhất là những người ham tìm hiểu, có khả năng tự học và tiếp tục đào sâu kiến thức.
Điều này không có nghĩa là tôi chỉ có nghĩa vụ giảng, còn sau đó học viên sống chết mặc bay.
Mặc dù trong buổi học chính, giáo viên chủ yếu chạy bài từ đầu đến cuối, học viên hoàn toàn có thể đặt câu hỏi sau buổi học và mọi thắc mắc đều được giải đáp cặn kẽ qua FB của lớp và live Q&A sessions.
Mô hình này tôi ngày càng thấy thích hợp cho lớp học chạy song song cả 2 chế độ OFFLINE và ONLINE, vừa tăng interactions giữa giáo viên và học viên, vừa cho học viên thêm thời gian suy ngẫm trước khi đặt câu hỏi, đồng thời tăng tối đa lượng kiến thức truyền đạt qua mỗi buổi giảng.
Những thắc mắc quan trọng của học viên, mang tính chất vỡ bài, tôi tích hợp luôn vào bài giảng khóa sau, dẫn tới trường hợp: vừa nảy sinh câu hỏi trong đầu thì đã thấy nó được giải đáp trong phần tiếp theo của bài giảng (a.k.a., audience awareness).
Class FAQ: https://vuenglishclass.blogspot.com/2020/10/class-faq.html
Comments
Post a Comment