Học bổ sung chủ đề SYNTAX TREE - THIỂU 2021 (chỉ dành riêng cho học viên cũ)

Do dịch bệnh, THIỂU 2021 không cho phép học bổ sung theo chế độ OFFLINE. Ngoài ra, do chương trình thay đổi nhiều, dù đã tăng thêm 4 buổi so với khóa trước, một số nội dung tôi phải tận dụng cả phần live Q&A trên FB của lớp (mà người học bổ sung không được phép truy cập) để giảng.

Một đoạn bài giảng THIỂU về subjectification (mới chỉ được bổ sung vào chương trình học kể từ khóa 2020), dùng để giải thích tại sao thời hiện tại tiếp diễn có thể chỉ tương lai và sau đó là cách dùng của modal verb SHOULD trong ngữ cảnh xã hội.

Vì vậy, sau khi cân nhắc, tôi quyết định sẽ chỉ cho học viên cũ học bổ sung riêng chủ đề SYNTAX TREE (4 buổi, học phí tổng cộng: 800K) theo chế độ ONLINE.

A. Tại sao học viên THIỂU cũ nhất thiết nên học chủ đề này?


1. Syntax Tree, hiểu đơn giản nhất, là cô đọng và đồ họa hóa các quy tắc ngữ pháp từ cơ bản đến nâng cao. Vì thế vẽ cây dễ nhớ, dễ hình dung và dễ giải thích cấu trúc cũng như quy tắc hơn hẳn chỉ dựa vào abtract rules (nhưng tất nhiên sẽ mất thêm thời gian luyện vẽ).

2. Nếu vẽ cây sai sẽ cần nhìn lại mình sai ở đâu, từ đó phát hiện ra những lỗ hổng trong kiến thức ngữ pháp của bản thân (từ những rule sơ đẳng nhất như nối thẳng Adv với N mà không thông qua Adj cho đến những vấn đề sâu hơn như di chuyển không được phép complement v.v... ).

Nhiều người học ngữ pháp tay ngang thực ra khá lơ mơ về chuyện bộ phận nào có thể kết hợp với bộ phận nào và theo trình tự nào, khiến họ thường dựa vào thói quen nhìn bề mặt để đánh giá xem một cụm từ đúng hay sai ngữ pháp, dẫn tới, ví dụ cảm thấy "kiss quickly Kate" không ổn nhưng lại không giải thích được rành mạch nó không ổn ở chỗ nào.

Ngược lại, tôi nghĩ những người ngay từ khi mới tiếp cận ngữ pháp đã được dạy luôn về tree và cách kết hợp các bộ phận từng bước một theo binary principle, khả năng họ sẽ nhớ chắc hơn quy tắc và dễ nhìn thấy hơn sai lầm ngữ pháp trong các câu được viết.

3. Vẽ tree giúp nhìn rất rõ scope (và đây là mục đích chính tôi dạy các bạn trong THIỂU), cho thấy thằng nào phải link với thằng nào, trước khi có thể link tiếp với thằng nào, giúp nhìn ra lỗi sai về linking dễ dàng hơn. Rồi còn có thể thấy, cụm nào có thể di chuyển và link vào nhiều chỗ khác nhau, dẫn tới thấy được đầy đủ các cách hiểu khác nhau của cùng một câu cũng như giải pháp nên rewrite thế nào để giảm thiểu ambiguity.

4. Tree giúp nhìn xuyên qua lớp bề mặt, thấy được những biến chuyển ngầm ẩn bên dưới (nhất là với 3 cơ chế thường xuyên khiến các bạn rối nhưng chính thế rất hay bị test trong các kỳ thi đánh giá tư duy là: substitution, ellipsis và reduction) - thằng nào bị xóa/rút gọn ở đâu/thay thế cho cụm nào, vì sao xóa/thay/rút gọn được hay không được v.v... Nói một cách, có tree mới nhìn rõ những bộ phận mặc dù không xuất hiện trong câu chữ bề mặt nhưng vẫn giữ vị trí của nó trong cấu trúc deep bên dưới (các bạn có thấy càng về sau chúng ta càng phải dùng nhiều symbol Ø hay không?)

5. Tree còn giúp giải thích một cách dễ hiểu, thậm chí rất fun những thắc mắc kiểu như: tại sao cần phải tách riêng tense và aspect, rồi tại sao câu hỏi trong tiếng Anh lại phải có Do/Does/Did đằng trước, tại sao tag question lúc thì tag vào mênh đề chính, lúc thì vào mệnh đề phụ, hoặc như bạn nào từng hỏi: Tại sao "A, along with B and C" lại đi với động từ số ít, trong khi "A, B and C" thì đi với động từ số nhiều, em thấy về nghĩa có khác gì mấy đâu v.v...

Buổi thứ 3 & 4 tôi sẽ ứng dụng vẽ cây để giải thích những thắc mắc kiểu trên.

6. Tree cũng là cách luyện tư duy vì để vẽ đúng, em buộc phải nghiền ngẫm rất kỹ mạng lưới linking giữa các bộ phận trong một câu phức tạp.

Nếu như em dùng thematic progression để theo dõi và nắn chỉnh tuyến tính và khi em đã ngấm lối viết tuyến tính rồi, em ko cần chú ý đến Theme Rheme nhiều nữa, thì tree cũng vậy - giúp em hình dung ra các ý tưởng link với nhau thế nào, và khi khả năng soi linking của em đã lên một đẳng cấp mới, em ko còn cần vẽ nữa mà vẫn hình dung rất nhanh các mối liên hệ ngữ nghĩa (hữu dụng khi phải làm các bài thi đánh giá tư duy với thời gian cực kỳ hạn chế như GMAT, GRE, LSAT hay SAT).

Quay trở về điểm 1: em có thể ko cần vẽ cây vẫn hình dung ra linking, nhưng khi giải thích linking này cho người mà tư duy yếu hơn hoặc ngữ pháp cơ bản không chắc bằng, có khi em lại phải vẽ 😉

Với tôi nó là một công cụ đắc lực của giáo viên tiếng Anh khi giải thích các hiện tượng ngữ pháp.


B. Tư liệu học: người đăng ký học bổ sung sẽ 

1. Được download để học và lưu giữ lâu dài bộ tư liệu liên quan (ghi âm + handout bài giảng + bản mềm tài liệu + .mp3 + screen shots của clips được chiếu) như đã nêu rõ trong chế độ học ONLINE, FAQ, câu 9 (link ở cuối). Total download size: > 750MB.

2. Được xem trực tuyến nhưng không thể download 3 videos trong đó giáo viên hướng dẫn cách vẽ syntax tree bằng công cụ phần mềm, sử dụng bài tập về nhà làm ví dụ.

3. Không truy cập được phần hỏi đáp liên quan tới chủ đề này trong các Q&A threads và Q&A live videos trên FB lớp.

Với các tư liệu có thể xem hoặc download, quyền truy cập được cấp cho 30 ngày sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ học phí.


C. Cách thức đăng ký:
qua email và gửi về địa chỉ vuenglishclass@gmail.com
  1. Email Subject: HỌC BỔ SUNG ONLINE SYNTAX TREE [họ tên đầy đủ của bạn]
  2. Thông tin cơ bản: full name + email để nhận bài + năm sinh + nơi sống [thành phố/quốc gia]
  3. Khóa THIỂU đã học: năm mà bạn học THIỂU + địa chỉ email từng dùng để đăng ký nếu bạn đổi địa chỉ email. Chỉ học viên cũ của THIỂU mới có thể đăng ký.

BONUS.

Với sinh viên ngôn ngữ (đặc biệt là cấp cao học và phân ngành theoretical linguistics) thì chủ đề syntax tree không hề xa lạ. Nhưng bao nhiêu năm qua, nó rất ít khi được dạy cho học viên ngoại ngữ thông thường, có lẽ vì những lý do như: nội dung technically dense, giáo viên tiếng Anh tay ngang không dạy được vì bản thân cũng không được học, và quan trọng nhất là giáo viên chuyên ngành cảm thấy nó không nhiều tác dụng cho học viên ngoài ngành.

Sau nhiều năm phân vân, cuối cùng tôi cũng tìm cách đưa chủ đề này vào THIỂU vì một trọng tâm của lớp là vấn đề linking/kết nối ý tưởng khi viết trong khi syntax tree là công cụ đặc biệt có ích để phân tích linking scope.



Cũng như việc phổ cập các chủ đề chẳng mấy khi thấy ở các lớp ngoại ngữ khác như linearity, dependency, modality và engagement, tôi đang loay hoay tìm cách truyền đạt chủ đề này sao cho dễ hiểu nhất, theo hướng ứng dụng tức thì. Làm sao học viên chỉ với kiến thức ngữ pháp thông thường có thể tự vẽ tree, áp dụng vào phân tích linking của bản thân và thậm chí giải thích các hiện tượng ngữ pháp bề mặt cho người khác.


Việc vẽ cây là phải kết hợp theo thứ tự cặp (1+2) rồi (1+2)+3 rồi (((1+2)+3)+4) và rốt cuộc tạo thành một hệ thống có cấp bậc (multi-scope). Chứ không nên theo trường phái Flat tree (mọi thứ đều same scope) như một số hướng dẫn trên mạng: không nhìn ra được chính phụ, không dễ phát hiện khả năng đa nghĩa v.v...

Trộm nghĩ, cũng khá giống making love nhỉ? Đầu tiên phải hai người kết hợp, rồi người thứ 3, người thứ 4 mới chen vào...



Lời khuyên ngắn gọn dành cho các học viên THIỂU
mỗi lần nộp bài tập lại run lập cập vì sợ sai

PS. Mở rộng cho mọi lĩnh vực
Một khi đã tự tin mình chắc chắn không thể kiếm được zai, tự nhiên sẽ không còn sợ ế


Comments

Popular posts from this blog

Class FAQ

Lịch đăng ký và khai giảng lớp mới

Chương trình học