Tips cho giáo viên tiếng Anh: Tận dụng đa nền tảng cho lớp học
Để dễ hiểu, tôi lấy luôn lớp NGỌNG 2022 đang chạy làm case in point. Một số bạn từng thắc mắc: vì sao NGỌNG thời kỳ đầu học tới 36 buổi, giờ rút xuống 23 buổi mà thầy lại còn thêm được các show khoa học, phần hướng dẫn kỹ thuật nói Connected Speech (chiếm 1/3 thời lượng của lớp) và bổ sung kha khá phần Spoken Vocab (tập trung vào dạng ngôn từ chỉ dùng trong văn nói như interjections).
Việc tôi có thể thu gọn số buổi học = giảm thiểu khoản học phí mà học viên phải đóng - có lẽ không phải là một điều mà giáo viên nào cũng muốn áp dụng trong khi vẫn tiếp tục bổ sung nội dung mới là nhờ tận dụng kết hợp nguồn lực từ các nền tảng khác nhau như Google drive & email list, FB Group & Live và gần đây nhất là Edubit.
1. Sử dụng đa nền tảng giúp giáo viên không bị quá phụ thuộc vào một hệ thống nào, và khi xảy ra vấn đề, luôn có phương án backup.
Ví dụ: chiếu live bài giảng, nếu Edubit server sập do quá tải hay đường truyền nghẽn, có thể chuyển ngay sang FB Live. Nếu FB Live bị blocked bản quyền, dùng tiếp video dự trữ lưu trên Google Drive.
2. Sử dụng đa nền tảng cho phép phân bổ tài nguyên hợp lý, tận dụng thế mạnh riêng của mỗi nguồn lực.
Liên quan đến bảo vệ bản quyền bài giảng, giáo viên có thể linh hoạt trong kiểm soát hình thức truy cập cho mỗi dạng tư liệu: tư liệu nào có thể download về máy để lưu giữ lâu dài, tư liệu nào chỉ có thể truy cập trên site của lớp, và tư liệu nào chỉ có thể xem trong một khung thời gian nhất định v.v...
Ví dụ:
Chạy bài giảng, cần tương tác với học viên, tạo không khí lớp và năng lượng tích cực, tạo cảm hứng và động lực cho cả giáo viên và học viên: a physical class is a must (học OFFLINE)
Gửi bài/thông báo đến lớp, đồng thời phân quyền truy cập tài liệu, ghi âm, bản mềm bài giảng: Google email list rất thích hợp
Chiếu LIVE bài giảng đã thu sẵn không cần tương tác (học ONLINE), đồng thời hạn chế chia sẻ tài khoản xem video cũng như download lậu video, có thể phân quyền cho phép học viên nhập học sau hay học viên cũ xin học bổ sung xem lại những bài giảng đã lỡ: Edubit
Tương tác và giải đáp thắc mắc chung cho toàn thể học viên (OFFLINE lẫn ONLINE): Q&A threads & live Q&A videos trên FB Group riêng của lớp
Chia sẻ thêm các tư liệu bổ trợ trong khi hạn chế download vì vấn đề bản quyền: FB Group hoặc (nếu tư liệu dễ bị FB blocks) Google Drive
3. Sử dụng đa nền tảng cho phép cân đối dễ dàng những hoạt động nhất thiết phải thực hiện trong bài giảng và những hoạt động có thể thực hiện ngoài giờ
Việc dùng Q&A threads và live Q&A videos trên FB giảm thiểu triệt để thời gian hỏi đáp trong giờ, đặc biệt là với lớp vài trăm học viên như của tôi, tăng đáng kể thời lượng giảng bài (theo mô hình giảng đường lớn đại học).
Nội dung học cũng được chia sang hai kênh. Để làm quen với show, với luật chơi, với accent của người tham gia và theo dõi diễn tiến, nhập tâm vào câu chuyện (a.k.a., learners invested in the show) thì trước đây trong lớp cần chiếu từ 3 đến 6 episodes. Hiện tại giáo viên cắt xuống chỉ còn 1-3 episodes có giá trị ngôn ngữ + giải trí cao nhất cho bài học chính. Các episodes còn lại biến thành extras, đẩy lên Google Drive hoặc FB để học viên tự xem trước và/hoặc sau episode chính trong lớp. Mặc dù là tự xem, nhưng chỗ nào nghe không rõ vẫn có thể đặt câu hỏi ngay dưới video link để giáo viên và/hoặc những bạn nghe khá hơn trong lớp giúp điền vào chỗ trống.
Ngay cả bài nghe chính được chọn dùng trong lớp, trước đây tôi thường phải đi chi tiết từng câu một, từ đầu đến cuối, rất mất thời gian. Giờ tôi có thể lướt qua những đoạn không quá quan trọng, dành thêm thời gian cho những chỗ cần nhấn mạnh. Học viên về nhà nghe lại bài giảng, nếu vẫn còn thắc mắc với những đoạn chưa được giải thích kỹ, có thể đặt câu hỏi trên Q&A của session liên quan.
Ngoài ra, mọi tư liệu/clip bổ trợ cho nội dung học trong lớp (như hướng dẫn phát âm, clip tự luyện nói, thông tin đào sâu hơn về phonetics v.v...) đều được lưu đầy đủ trên FB lớp và giữ trong vòng một năm để học viên có thể ôn tập và thực hành mỗi khi cần thiết. Tôi luôn tạo một mục lục chi tiết trên FB lớp, với đường dẫn chỉ tới tất cả các nguồn lực đã chia sẻ, theo thứ tự cần truy cập, để có thể tra cứu lại mỗi khi cần. Điều này hữu ích nhất cho học viên nhập học sau.
Tất cả những điều trên khiến một lớp học tưởng như chỉ kéo dài vẻn vẹn 23 buổi 46 tiếng, tuần học 2 buổi, đóng VẺN VẸN CÓ VÀI TRỊU, nhưng lại có thể cung cấp một khối lượng thông tin đa phương tiện đáng kể, giữ học viên bận rộn cả tuần, đắm chìm trong những gì được học, đồng thời cho họ cơ hội và thời gian để ngấm kiến thức, thực hành và ôn luyện lại sau này.
Class FAQ: https://vuenglish.com/
Comments
Post a Comment