THIỂU: Giới thiệu tổng quan

SUMMARY

Đa phần người học tiếng Anh tại Việt Nam áp dụng phương pháp dịch khi viết: khi cần viết luận thì họ nghĩ trước bằng tiếng Việt rồi chuyển qua tiếng Anh. Có người cho rằng nếu họ viết tiếng Việt tốt, rồi dịch ra tiếng Anh hoàn hảo về ngữ pháp và từ vựng thì họ sẽ có một bài viết tiếng Anh tốt. Không hẳn là như vậy vì sản phẩm bạn tạo ra có khả năng chỉ mang cái vỏ Anh còn cái "hồn" vẫn "thuần Việt". Bạn có bao giờ gặp trường hợp đọc một bài viết tiếng Anh và đoán được bài này là do người Việt viết?

THIỂU, áp dụng kết quả nghiên cứu trong 5 năm làm luận án tiến sĩ của chính giảng viên, giúp bạn tránh Việt hoá trong cách viết, học cách chuyển tải cấu trúc từ Việt sang Anh (ở cấp độ “đập đi xây mới”), và áp dụng kiến thức học được vào thực hành viết luận, đặc biệt là bài báo khoa học và các bài viết tranh luận của TOEFL/IELTS/GMAT/GRE/SAT. Hướng tới đối tượng muốn đi du học, lớp cũng hướng dẫn bạn chi tiết cách phát triển và bố cục các nội dung cần thiết cho hồ sơ xin học bổng sao cho hiệu quả nhất với hội đồng tuyển sinh bản địa. Không chỉ phục vụ các kỳ thi trước mắt, điều quan trọng hơn là những kiến thức học được sẽ tiếp tục giúp ích khi bạn đã ra nước ngoài học tập, khi bài viết của bạn hoàn toàn do người nước ngoài đánh giá.

Lịch học dự kiến: THIỂU kéo dài 38 buổi, mỗi buổi 120 phút

Profile của giảng viên: Class FAQ (link ở cuối note)

Chi tiết hơn về hiệu quả của THIỂU` và mối quan hệ giữa lớp này với các lớp học khác của tôi: Class FAQ (link ở cuối note)

Link tới syllabus cụ thể của lớp: Class FAQ (link ở cuối note)

Feedback của học viên

  • Có thể nói đây là lớp English hay nhất mà em từng học. Có ba điểm sau em đặc biệt ấn tượng:
    1. Phương pháp: Phương pháp writing áp dụng trong lớp rất khoa học. Em và các bạn khác đều đánh giá rất cao phương pháp writing mang tính hệ thống, logic mà thầy đã xây dựng. Dạy writing thì có nhiều nơi mở lớp nhưng dạy writing để giúp học viên hiểu bản chất, có kỹ năng thực sự (chứ không chỉ bước theo một “lối mòn” nào đó) thì lớp THIỂU đã thực hiện rất thành công.
    2. Cách thức truyền đạt của thầy: Em sẽ chấm điểm 10/10. Albert Einstein từng nói một câu mà bản thân em thấy rất đúng đắn: “If you can't explain it simply, you don't understand it well enough”. Người nào phải hiểu vấn đề, tâm huyết với vấn đề ấy thì mới có thể truyền tải nó đến những người khác một cách dễ hiểu được. Truyền đạt những vấn đề “siêu khó” như nội dung học của THIỂU một cách nhẹ nhàng, hóm hỉnh mà vẫn đầy đủ kiến thức là một điều không hề đơn giản nhưng thầy làm được điều đó, một cách rất thuyết phục.
    3. Học viên lớp THIỂU: Họ rất thông minh, ham học hỏi, nhiều tham vọng và có chí cầu tiến. Thật tuyệt vời khi được học cùng những người bạn như vậy trong lớp.
    (Trương Đức Trọng, học viên THIỂU 01-2014)
  • Sau khi học được khoảng gần một nửa số bài trong lớp writing của thầy, em đã viết thư để trao đổi với một người Mỹ, nhờ họ cho những comment về writing của em. Thông qua một entry em viết về gia đình và những gì em thể hiện trong email, người đó đã nhận xét như sau:
Honest critique. Your English is as good as mine and better than anyone else from Vietnam I have ever met. You have overcome this cultural "Asian Humble-ness" that I hear in all of their writing. I do not know the proper term for this, but you will detect it as you read their posts. They learn English by "rules", not by listening. They are just translating what they would say into English. You will hear this Asian influence.
    Your sentences are well constructed and to the point. Your use of punctuation is very good. What you were trying to say was very clear. Maybe an English teacher would find one or two mistakes, but you write like any American businessman. Don't worry about your writing, you have learned well.

    Em nghĩ rằng những gì mà một người Mỹ comment ở trên cũng chính là những gì thầy mong học trò của mình có được... (Trần Ngọc Vinh, học viên THIỂU 2010)

    • Chuyện hồi xưa em đăng ký học thầy cũng thi vị. Chả là em mơ được học thầy từ lâu... cơ mà mãi 1 năm sau, sau khi miệt mài nghiên cứu hand out của thầy mà không hiểu tí gì, cộng với công việc đỡ bận rộn, tự viết SOP thấy chán vô cùng, em mới đủ quyết tâm đi học. Kì vọng duy nhất vào lúc đó là được thầy sửa hồ sơ thôi. Quả là trời không phụ lòng người. Đi học thầy về hôm nào em cũng đau mồm vì cười. Nhiều hôm đang cười lén mở ĐT ra thấy chục cuộc gọi nhỡ của sếp (cả cũ và mới), chạnh lòng nghĩ đến chuyện về nhà phải thức đêm làm việc. Lại thêm quyết tâm phải học hành tấn tới, qua bển để làm lại cuộc đời :)) Thời điểm đó, em hoàn toàn hết hi vọng vào nền GD VN (quả vậy), may sao gặp thầy, niềm tin lại được nhen nhóm. Lâu lắm rồi em không được thấy cái gì thú vị, mới mẻ như vậy (trước đó em thường xuyên quên ngạc nhiên, háo hức nọ kia). Nếu có gì phải hối tiếc, chắc em hối tiếc nhất là không đi học thầy sớm hơn. Ở lớp cũng có nhiều bạn apply cùng đợt, nên việc trao đổi, thực hành lại càng tiện. Nhiều lúc còn comment về R-T cả vào SOP của em nữa. Tóm lại, học THIỂU cho em rất rất nhiều thứ vượt xa trông đợi. Tới lúc được thầy sửa hồ sơ thì ngất hẳn. Đọc xong chỉ biết lặng người: vịt đã thành thiên nga. LOR thì đọc xong vẫn đỏ mặt, dù mặt dày mà mãi vẫn không quen được. Kết quả apply của em thì còn vượt xa trông đợi nữa. Nếu trước đây chỉ dám mơ về Hàn Xẻng, Sing, Nhật, thì nay em đã dám mơ đến cả các trường Mỹ tóp tép bên trên :)) (Lê Khánh Huyền, học viên THIỂU 08-2012)
    • Đến thời điểm này, em biết chắc là thầy đã giúp em rất nhiều trong quá trình điều trị căn bệnh thiểu năng tư duy của em. Em nhớ lúc trước học thầy, em thường mất cả buổi để hoàn thành một bài luận TOEFL để rồi thằng bạn em đọc xong comment là nó chả hiểu em viết gì cả. Mọi chuyện thay đổi (em nghĩ là chắc là thay đổi dần dần từ trước đó, nhưng đến buổi học này nó thể hiện ra một cách rõ ràng) từ buổi học về cách sắp xếp ý trong câu và lời khuyên của thầy trong quá trình viết là nên để ý tưởng tuôn trào, sau đó mới sắp xếp lại cho tuyến tính. Từ hôm đấy, em cảm giác viết không còn nặng nề như trước nữa. Thậm chí em còn cảm thấy rất thích viết. Em viết blog, viết báo cáo trong tâm trạng rất là hưng phấn và cảm giác rằng các kiến thức về tuyến tính thầy đã dạy đang phát huy tác dụng rất ác liệt. Em cảm thấy rất tiếc vì đã không theo học thầy sớm. Những điều thầy dạy trong lớp thực sự rất cần thiết với em lúc này: từ bản câu hỏi về nhận thức bản thân mình, về SOP, và về Research proposal. Mỗi buổi học em ra về đều tràn đấy những cái mới mẻ, thú vị. Một tâm trạng ngược hoàn toàn khi em học một lớp Toefl trước đây. Dạy những thủ thuật từ trong sách, và nói đi nói lại những cái mà em có thể tự về nhà đọc được. Trước đây, em nghĩ chuyện đi ra nước ngoài theo một cách thật là đơn giản. Đi chỉ vì có những nền giáo dục tiên tiến hơn mình, chỉ vì không khí học tập ở lớp mình sao thấy nó tẻ nhạt, và chỉ vì thấy nó oai oai. Nhưng giờ em biết chắc rằng những lập luận đó là quá mơ hồ và chủ quan, và nó sẽ không thể giúp em vượt qua những khó khăn trong quá trình học PhD được. Em nghĩ chắc thầy đã thực hiện nghiên cứu thị trường rất kĩ nên đã thiết kế một khóa học phù hợp với nhu cầu của em như thế. :D (Hà Huy Khánh, học viên THIỂU 08-2011)
    • Em mới có điểm thi GMAT ạ, first attempt, 760 (Q51, V41), may mắn là vừa đủ đạt 99th percentile. Em muốn gửi lời cảm ơn đến thầy vì THIỂU là một big factor giúp em đạt được điểm số trên. Thời điểm đăng ký học, em vẫn nghĩ THIỂU chỉ đơn thuần là một lớp giúp cải thiện kỹ năng viết cũng như chuẩn bị hồ sơ du học. Đến lúc đi học và ngày qua ngày bị tortured bằng những bài giảng + bài tập hết sức hại não của thầy, em mới ngẫm ra được một số thứ. Trước hết là critical reading: lâu nay trong quá trình đọc em vẫn phần nhiều là đọc trên bề mặt câu chữ, dù em đọc không ít cả trong công việc lẫn trong thời gian rảnh. Sau THIỂU em thấy việc đọc của mình hiệu quả hơn rất nhiều, nhờ việc để ý suy nghĩ sâu về linking và structure của các bài viết. Sau là critical reasoning: em học được rất nhiều từ Module 3 với các kiến thức về claim qualification, appraisal resources và argument structure – đặc biệt là phần thầy dạy về Fallacies ^^ Essentially, these skills are what being tested on the GMAT Verbal. Therefore, I’m proud to say that I made the right decision to complete THIỂU before taking this exam. (Lê Huy, học viên THIỂU 09-2015)
    • I have learnt English as the way of combining math, logic, physic and linguistic as well. Looking at my recent writings I realize how I improve the way of thinking and organizing ideas as call as linear development. Thank you so much for your wonderful lectures and illustrated videos in THIỂU. (Khuất Ngọc Hân, học viên THIỂU 10-2012)
    • Trước khi học lớp thầy, quả thực em đã từng nghĩ nhiều về làm thế nào để mình viết hiệu quả nhất. Cái em tìm đến đầu tiên logic và triết học. Cho nên hồi đại học em thích học hai môn này. Chẳng hạn logic học dạy mình cách phân tích tập hợp A với tập B xem quan hệ với nhau như thế nào, hay triết học dạy mình cách sắp xếp lý lẽ thế nào cho đúng trật tự, cho thuyết phục. Em thì không được thông minh, nên em thường bắt đầu bài viết của mình với cách cấu trúc 1, 2, 3... và xem xét quan hệ của chúng. Giờ đây, em thấy lối tư duy đó được hệ thống hoá ở lớp THIỂU, dĩ nhiên ở tầm cao hơn. Em thấy thực sự thú vị khi đem mấy bài viết của mình ra sắp xếp lại. Dĩ nhiên tư duy tuyến tính áp dụng cho tiếng Việt thì cần cẩn trọng vì nó có thể làm cứng hành văn (dù sao mỗi dân tộc có cách hành văn riêng!:)
      Điều thứ hai làm em thấy trưởng thành hơn về cách viết là phương pháp khoa học. Kể từ khi em được đọc một cuốn sách dạy về phương pháp nghiên cứu, giới thiệu hệ thống thế nào là định lượng, thế nào là định tính, thế nào là hỗn hợp (mixed method) em hiểu rõ hơn cách tiếp cận tư duy của các trường phái để giải quyết một vấn đề nào đó. Cho nên em thấy rất sung sướng vì trong lớp THIỂU của thầy có lồng ghép và dạy phương pháp giải quyết vấn đề cho khoa học: ví dụ khác nhau định tính định lượng, chọn mẫu ra sao, thu thập thông tin thế nào, biến độc lập, phụ thuộc và biến nhiễu v.v. Áp dụng lối nhìn của các phương pháp trên làm vấn đề cần biện luận sáng rõ hơn nhiều.
      Điều thứ ba là về văn hoá. Em nghĩ học tiếng Anh mà chỉ dừng lại ở việc học một ngôn ngữ khác thì mới chỉ nắm cái vỏ. Cái quan trọng là cái văn hoá, cái schema, cái meaning mà người bản xứ họ tạo ra, sử dụng, và duy trì ra sao. Trước đây em sợ đi học tiếng Anh do thầy cô Việt dạy vì đi học toàn bị chửi bới, mạt sát, chế giễu, v.v. .. Đó là một kiểu dạy một ngôn ngữ phương Tây mà dùng cách giáo dục "gõ đầu trẻ" của Việt Nam truyền thống. Điều đó hoàn toàn khác khi học lớp thầy. Qua các clips, các ví dụ, thầy đã giới thiệu không chỉ ngôn ngữ, mà cái phần hồn văn hoá để bọn em hiểu. Có bạn hỏi em, sao em đi học Úc rồi về còn học làm gì. Em nghĩ, dù em có học PhD hay xong postdoc nước ngoài rồi, về cũng nên học lớp thầy, vì quả thật nó hết sức thiết thực - the most helpful class I have ever attended - cái này không cần qualify gì thêm ^^. Em rất tiếc vì đi học lớp này khi đã "quá già".
      Tóm lại: học lớp thầy như kiểu tìm thấy đúng "đạo" mà mình muốn theo đuổi ý...(Nguyễn Trung Kiên, học viên THIỂU 11-2015)
    • Nhìn lại thì em thấy thứ khác biết lớn nhất của năm ngoái với năm nay là em biết cách "khoe hàng" hơn. CV của em hầu như các hoạt động vẫn thế, nhưng vì biết cách dùng từ, biết đưa những achievements của mình vào perspective cho nên CV nghe "kêu" hơn hẳn. Thư giới thiệu cũng thế. Em đưa background "thương tâm" của mình vào, đồng thời lột tả những nỗ lực không ngừng nghỉ để cải thiện bản thân trong môi trường đầy những anh tài kiệt xuất của trường Ams, để rồi khi đến đỉnh điểm là những thành công của em thì người đọc không thể không choáng ngập. Kết quả là em "thịt" được của trường Earlham hơn 43k/năm, nhiều gấp đôi trường Temple từ năm ngoái.
      Em cũng muốn nhân cơ hội nói luôn với những bạn futurable applicant là đừng học mấy "lớp app", "trung tâm du học", etc. Mấy lớp ấy đắt gấp 5 6 lần 1 lớp của thầy (đắt nhất là đến hơn 100 lần 1 lớp của thầy, nghe bảo lớp ấy thì xịn thật, nhưng xịn đến mức chẳng cần phải làm gì cũng xong bộ hồ sơ luôn) mà chỉ đưa những tips writing lặt vặt, dạy công nghiệp, không tâm huyết như thầy. Resources chính của em lần apply này chỉ có là thầy và 1 khóa coursera về apply undergrad https://www.coursera.org/learn/study-in-usa. (Nguyễn Kim Nhật Huy, học viên THIỂU 2015-06)
    • Nhờ những bài giảng của thầy về chuẩn bị hồ sơ, cộng với thầy đã giúp đỡ comment hồ sơ, em không gặp vấn đề gì nghiêm trọng trong quá trình apply :D. In fact, 1 anh native speaker, người được VEF recommend để review SOP cho các VEF Nominee, có khen SOP của em là 'one of the strongest SOP I've ever read and reviewed during my five years working as a SOP reviewer for VEF.' Em nghĩ thành tố quan trọng nhất dẫn tới thành công của SOP này là những bài học của thầy cho em về Linear Idea Development, và Rheme-Theme. (Lê Sỹ Tùng, học viên THIỂU 08-2011)
    • THIỂU là lớp duy nhất mà mỗi buổi học, em lại được "khai sáng" rất nhiều. Thời gian đầu học về tuyến tính, em đã có 1 mong ước rất cháy bỏng :)): cho các thầy cô viết giáo trình đi học lớp của thầy để giáo trình ĐH của Việt Nam cũng rõ ràng, sáng sủa như sách của các nước khcs :D Nếu được thế chắc SV VN được nhờ lắm ạ :D (Trang, học viên THIỂU 09-2015)
    • Em thấy trước khi học với thầy thì viết 1 essay quả thật khó khăn, khó khăn ngay khâu phát triển ý, chưa nói tới là em còn hạn chế rất nhiều về từ vựng khi viết. Bây giờ khi học với thầy thì em cảm thấy việc viết giống như ghép một bức hình vậy, mình cần có những tấm ghép và phải nhìn rõ, biết rõ từng mảnh ghép, sau đó là chỉ việc ghép chúng lại với nhau là xong. Em thấy viết 1 essay chỉ còn phụ thuộc vào khả năng lập luận của mình có tốt hay không (từ vựng thì mình sẽ gain dần dần). Quả thật bây giờ đối với 1 đề bài mà em hình dung ra được ideas ngay thì chỉ cần 1 hour là viết được thay vì cả ngày như trước đây. Giá mà có thêm lấy 1 tháng luyện viết với thầy không thì việc viết essay sẽ trở nên confortable hơn nhiều nữa. :D )
      (bổ sung sau 1 năm) Sau một thời gian học từ GRE thì em đã ngộ ra được ý tưởng làm phần mềm PVO của thầy, nó thực sự là quá hữu ích, nó khớp hoàn toàn với cách nghĩ và học từ gần đây của em, từ chức năng hình ảnh giúp cho học danh từ, rồi các concepts để học analogy, giờ đây em thấy đã có thể liên kết rất nhiều nhiều từ và nó giúp mình nhớ được khá là nhiều từ nhờ việc nhớ qua các từ khác. Đúng là phải sau một năm thì em mới ngấm được những cái thầy dạy ở lớp THIỂU. (Lê Duy Nam, học viên THIỂU 2010)
    • Em vừa nhận được điểm SAT và điểm Toefl. Điểm viết của em lên nhiều, em không thể ngờ tới (cả writing của SAT và Toefl). Tuy em chỉ áp dụng được phần nào những gì thầy dạy (vì nhiều cái thầy dạy cũng khó mà :D), nhưng mà em không thể phủ nhận là phần thầy dạy quá có ích trong phần writing của SAT ( phần viết của toefl thì là đương nhiên). Em cũng apply cách thầy dạy viết vào làm critical reading của SAT. Lúc đầu em chỉ đơn giản nghĩ là các bài đọc trong SAT là academic writing, mà đã là academic writing thì đều có chung một cách viết, đều là tuyến tính như thầy dạy. Nên em đã thử. Trước đó điểm của em k cao, nhưng sau đợt thi vừa rồi, em lên hơn 100 điểm:) (Nguyễn Mai Anh, học viên THIỂU 2010)
    • THIỂU có lẽ là lớp tiếng Anh hay ho và cool nhất em đã từng học trong 21 năm làm kiếp con người. (Phạm Hồng Anh, học viên THIỂU 08-2001)
    • Khóa học hiện tai của em là học với người Tây, làm bài và viết bài cho người Tây chấm, nói cho người Tây nghe. Trước đây, em cũng học Tiếng Anh nhiều, nhưng chả hiểu Theme và Rheme là cái gì, hay nói đúng hơn là không có khái niệm về nó. Viết theo quán tính, viết theo suy nghĩ và viết sao cố cho giống những cái gì mà mình đọc trong sách người ta viết kiểu như thế mà không biết thực ra nó có nguyên tắc. Bài tập em viết ra thầy Tây phải cố mà hiểu em muốn viết gì, chỉnh sửa mãi mà ông ấy không hiểu vì sao em vẫn viết những câu thừa có, thiếu có, rồi ông ý bảo em là cách học thông mình mà cách viết ngớ ngẩn. Thế nên việc học là rất mất thời gian và kết quả ko như mong muốn. Tuy nhiên, sau thời gian đào sâu những bài học của Thầy, hiểu bản chất thế nào là viết tuyến tính, thế nào là linking, linking để ở đâu cho đúng mục đích, và điều em tâm đắc nhất là Rheme, Theme (textual, referential, interpersonal), làm em vỡ ra nhiều những cái mà ông Tây kia hay bảo em là ngớ ngẩn khi em hành văn. Bài tập gần đây, thầy Tây không phê gì mà vẽ một cái mặt cười rất to, và ko thấy có ký hiệu ngớ ngẩn nữa ạ. Em chắc đã áp dụng được ít nhiều kiến thức của THIỂU. (Nguyễn Phong Lan, học viên THIỂU 08-2011)
    • Các feedback khác: Class FAQ (link ở cuối note)


    Tại sao lớp học này cần thiết cho bạn?

    Bạn có thể đã học tiếng Anh khá lâu, đã nắm vững kiến thức ngữ pháp cơ bản và có lượng từ vựng đáng kể. Tuy nhiên không hiểu sao, những bài luận bạn viết (mặc dù có thể rất rõ ràng và dễ hiểu đối với chính bạn, bạn bè người Việt, cũng như các thầy cô giáo dạy tiếng Anh người Việt của bạn) lại gây nhiều khó khăn cho người bản xứ khi cố gắng nắm bắt những ý tưởng và mạch suy nghĩ của bạn thể hiện qua bài viết. Một nguyên nhân quan trọng là ảnh hưởng vô thức khá lớn của tiếng mẹ đẻ (đã ăn sâu từ hàng chục năm nay) mà việc thoát khỏi nó và viết theo cách tư duy Anh là không hề dễ dàng. Mục tiêu đầu tiên của khóa học này chính là nhằm giúp bạn đạt được điều đó.

    Bạn sẽ được hướng dẫn cách thay đổi hoàn toàn về cấu trúc trong văn viết. Bạn sẽ học cách phát triển và liên kết ý tưởng và hành văn tuyến tính khá xa lạ trong văn Việt, nhưng lại rất cần thiết để người bản xứ nói tiếng Anh có thể hiểu bạn dễ dàng. Để phục vụ cho mục đích này, chương trình học kết hợp tới 3 trường phái ngữ pháp khác nhau: GenerativeFunctional và Cognitive, phát huy thế mạnh của mỗi trường phái để giúp cho học viên nắm được rõ nhất bản chất ngôn ngữ trong tiếng Anh.

    Cụ thể hơn về phương pháp dạy ngữ pháp trong THIỂU:  https://vuenglishclass.blogspot.com/2021/11/chia-se-kinh-nghiem-day-ngu-phap-voi.html

    Cognitive Grammar

    Functional Grammar

    Generative Grammar

    Là lớp học phục vụ đối tượng đi du học, lớp học này đề cập cụ thể đến academic writing và đặc biệt là argumentative genre (hành văn tranh luận). Đây là dạng bài viết quan trọng nhất trong academic writing nên nó luôn được kiểm tra bởi các kỳ thi quốc tế tiêu chuẩn như TOEFL/IELTS/GRE/GMAT/SAT. Do thiếu cơ hội được luyện văn tranh luận cộng thêm sự khác biệt đáng kể về thể loại này giữa văn Việt và văn Anh, sinh viên Việt Nam thường gặp rất nhiều khó khăn khi đương đầu với dạng bài viết này không chỉ khi đi thi, mà ngay cả khi đã ra nước ngoài học và phải hoàn thành rất nhiều academic assignments trong thời gian ngắn. Thêm vào đó, dù không luyện trực tiếp các dạng câu hỏi phần verbal của SAT/GRE/GMAT/LSAT, với các bài thực hành thiên về thiết lập liên kết logic và phát triển ý tuyến tính, khóa học cũng hướng bạn tới phương pháp nền thích hợp để có thể giải quyết hiệu quả các phần này. Bạn nên học THIỂU trước khi thi các kỳ thi này.

    Ngoài ra, muốn xin được học bổng du học thành công, điều quan trọng không chỉ là thành tích học tập và làm việc vốn có của bạn, mà còn là cách bạn thể hiện về mình như thế nào trong hồ sơ xin du học. Lớp học này không chỉ giúp bạn cấu thành các bộ phận quan trọng nhất trong hồ sơ, thể hiện được tư duy viết tiếng Anh học thuật (e.g., linearity, critical thinking, linking scope, hierarchical dependency, economy of language, qualification & audience awareness, to name a few) mà còn cả cách tiếp thị bản thân sao cho hiệu quả nhất với hội đồng xét duyệt nước ngoài đồng thời giúp bạn tiết kiệm chi phí chuẩn bị.

    Một điểm cần chú ý nữa là nội dung học do giảng viên hoàn toàn tự thiết kế dựa trên luận án tiến sĩ của bản thân về sự khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh. Đây là lớp học đầu tiên thuộc loại này ở Việt Nam. Đây không phải là lớp dạy kỹ năng viết tiếng Anh cơ bản dành cho những nguời ở trình độ khởi đầu, mà chú trọng vào một số khía cạnh nâng cao mà các lớp dạy viết thông thường hay bỏ qua và nó sẽ hữu ích cho bạn ngay cả khi bạn đã đạt điểm 8.0 hay thậm chí 9.0 IELTS.

    Cuối cùng, với cá nhân tôi, học ngoại ngữ sẽ ko hiệu quả nếu bạn học chỉ vì bạn buộc phải học. Viết là một hoạt động khá nặng nề nên lại càng cần sự thư giãn. Bạn không chỉ học những kiến thức thực tế có thể áp dụng ngay vào bài viết và việc chuẩn bị hồ sơ du học của bản thân, mà bạn sẽ có những giờ phút cười thoải mái với các fun activities và team competition events trong lớp. Tuy là lớp học Viết nhưng THIỂU sử dụng tư liệu minh họa trích từ rất nhiều show truyền hình nổi tiếng để vừa giúp học sinh ngấm bài theo cách thoải mái nhất.

    • Danh mục show được sử dụng: Class FAQ (link ở cuối note)

    Chương trình học dự kiến

    Khóa học sẽ bao gồm 3 phần chính: English Rhetoric, Advanced Features in Academic Writing, & Scholarship Application Package

    Part 1. English Rhetoric

    • Important writing mistakes beyond basic grammar and vocabulary.
    • L1 influences on L2 writing
    • Concept of linearity & linearity re-arrangement practice
    • Thematic progression analysis
    • Cohesion/coherence & cohesive devices
    • Conjunctive relations, hierarchical dependency & TP downgrading
    • Linking facilitation (syntax tree, scope, distance & explicitness)
    • Other linearity improvement techniques

    Part 2. Advanced Features in Academic Writing

    • Modality
    • Academic vocabulary & political correctness
    • Hierarchical dependency & TP downgrading
    • Economy of language
    • Claim qualification
    • Appraisal resources
    • Argument structure & fallacies

    Notes: các bạn sẽ học cách áp dụng kiến thức của 2 phần trên vào giải quyết Verbal parts, Issue essays & Argument essays trong các kỳ thi chuẩn thịnh hành. Lớp sẽ tổng kết 4 dạng bài tranh luận cơ bản của TOEFL/IELTS/SAT/GRE, kèm theo một số chiến lược cụ thể để hoàn thành hiệu quả trong khoảng thời gian rất hạn chế các writing tasks.

    Part 3. Scholarship Application package

    • Orientation
    • CV
    • SOP
    • LOR
    • Research proposal
    • Economy of language for application essays
    • Professor contact
    • Application packaging
    • Interview
    • Live demonstration of application review (when time permits)

    Thủ tục đăng ký học và các khoản phí: Class FAQ

     Class FAQ: https://vuenglishclass.blogspot.com/2020/10/class-faq.html

    Comments

    Popular posts from this blog

    Class FAQ

    Lịch đăng ký và khai giảng lớp mới

    Chương trình học