So sánh kỳ thi chuẩn hóa IELTS/TOEFL vs. SAT/GRE/GMAT/LSAT
1.
1a. Ví dụ em đưa ra chỉ có 2 samples là em và sếp của em trong khi tình huống có quá nhiều confounding variables, ví dụ kinh nghiệm liên quan, kiến thức chuyên môn hẹp và số liệu thực tế.
Phản biện chỉ là một trong những kỹ năng tư duy được đánh giá bởi các kỳ thi GMAT/GRE. Điểm cao trong kỳ thi cho thấy em có tiềm năng về tư duy nhạy bén, phản ứng nhanh, dễ nhìn ra được lỗ hổng trong tranh luận của người khác. Nhưng, là kỳ thi thiết kế chung cho nhiều chuyên ngành, nó không cho thấy kiến thức và kinh nghiệm của em trong lĩnh vực chuyên môn đặc thù mà em tham gia phản biện. Có thể sếp của em beat em chính ở những điểm này.
Nhiều tranh luận đưa ra trong công việc có thể mới mẻ với em nhưng thực ra đã nằm trong cái pattern mà sếp em từng gặp nhiều lần (kiểu trăm hay không bằng tay quen). Nhờ sự quen thuộc đó, chị ấy bắt ngay được vấn đề khi mới chỉ thoáng nghe về nó, đồng thời lại có vốn liếng đáng nể kiến thức chuyên môn và số liệu thực tế để bảo vệ luận điểm của mình một cách thuyết phục.
Đó cũng là một lý do tại sao các chương trình MBA ko chỉ nhìn vào điểm GMAT của em mà còn đòi hỏi số năm kinh nghiệm và thành tích trong công việc của em.
Nếu em đi làm lâu năm như chị ấy, lên được vị trí như chị ấy mà sau đó em vẫn hoàn toàn "tịt ngòi" thì chính tôi cũng sẽ nghi ngờ em có thật đạt điểm cao trong bất kỳ kì thi đánh giá tư duy nào hay không.
Ngược lại, sao em ko thử cuốn chị ấy vào một đề tài tranh luận xa lạ với cả 2 bên và ko nhất thiết phải liên quan đến chuyên môn hay thậm chí academic. Ví dụ, nếu chị ấy ế lâu năm, mình lôi chuyện tình cảm tay ba tay tư, đuổi đi ko hết ra bàn chẳng hạn. Liệu tư duy và phản xạ giải quyết vấn đề mới trong một lĩnh vực hoàn toàn xa lạ của chị ấy có tốt hơn em hay không? Đây mới chính là điều mà các kỳ chuẩn được thiết kế để đánh giá và so sánh.
1b. Thời tôi thi những kỳ thi này cách đây hơn 20 năm, tôi cũng có băn khoăn giống em về giá trị thực tiễn của những kỳ thi nói trên và đã tìm đọc những nghiên cứu được thực hiện bởi chính ETS và các tổ chức độc lập về mức độ đáng tin cậy của SAT/GMAT/GRE trong việc báo trước tiềm năng thành công trong chương trình & cấp học tương ứng (dựa theo những tiêu chí như kết quả tốt nghiệp, điểm GPA, số năm cần để hoàn thành chương trình v.v...). Kết quả chung là positive (& also statistically significant).
Những năm gần đây, các kỳ thi dần thay đổi về format và cũng thương mại hóa hơn để chiều thị hiếu khách hàng (thậm chí còn tranh khách của nhau như GMAT và GRE, dẫn tới, ví dụ khuynh hướng các chương trình MBA cho phép dùng điểm GRE thay cho GMAT).
Tôi ko rõ nếu có những nghiên cứu tương tự được thực hiện gần đây và kết quả thế nào. Nhưng trải nghiệm cá nhân của tôi với các học viên cũ từng đạt điểm cao thì đủ thuyết phục: cách đặt câu hỏi, cách lập luận và giải quyết vấn đề, cách các bạn ấy thể hiện mình trong hồ sơ xin học bổng thực sự gây ấn tượng với tôi.
Chú ý: coi trọng các kỳ thi này không có nghĩa là thần thánh hóa vai trò của chúng. Điểm thi cũng chỉ là một tiêu chuẩn đánh giá không hơn không kém. Người điểm cao chưa chắc sẽ thành công, và người điểm thấp chưa chắc đã không thành công.
Tuy nhiên, nếu em apply vào các top programs thì cần chú ý một điều: do candidate pool lớn và cạnh tranh, trường có thể dùng điểm thi như một cut-off criterion để sàng lọc nhanh chóng lượng thí sinh trước khi đánh giá chi tiết hồ sơ. Nếu gặp phải trường hợp này và điểm thi không đủ cạnh tranh, em có thể bị loại ngay từ vòng gửi xe, bất kể phần hồ sơ còn lại của em độ mạnh yếu ra sao.
Thắc mắc cuối cùng của tôi: lý do gì mà em bỏ công ra thi cả hai kỳ thi này trong khi chưa thấy em nhắc đến một kế hoạch rõ ràng cụ thể nào về việc apply trong thời gian tới? Em có vấn đề gì về sense of purpose ko?
1c. Gần đây tôi cũng có đọc được thông tin nhiều trường đại học ở Mỹ bỏ yêu cầu phải có điểm SAT khi xét tuyển đại học năm 2020 (do dịch Covid dẫn tới hàng loạt các trung tâm tổ chức thi trên khắp thế giới phải đóng cửa). Tôi assume là với cao học tình hình cũng tương tự, nhưng chỉ riêng cho năm nay. Vì thế em nói các trường "đang dần bỏ đi yêu cầu về điểm GRE/GMAT", em có nguồn dẫn chứng đáng tin cậy nào ko?
Tóm lại, từ trải nghiệm cá nhân của mình, tôi vẫn tin vào giá trị của những kỳ thi này. Quan trọng hơn đối với tôi ko phải là điểm thi cuối cùng mà là quá trình chuẩn bị cho kỳ thi. Nếu thí sinh hiểu rõ những kỹ năng tư duy mà các kỳ thi này nhắm vào, có chiến lược chuẩn bị đúng đắn (thay vì thiên về nhồi từ, luyện đề, học bắt tủ hay dựa vào templates) thì critical thinking của họ sẽ được cải thiện sau khi thi.
Trần Thanh Phong: do bạn đã chỉ đích danh tôi nên tôi xin được trả lời. Thứ nhất tôi thấy ý kiến của bạn là sự tổng hợp lại từ góc nhìn cá nhân của bạn với sự việc diễn ra và bạn cũng rất có tâm khi đánh số từng mục một để người đọc dễ phản hồi. Với phần lớn các mục, tôi thấy ko cần hồi đáp gì thêm. Trừ mục số 4.
Thứ nhất, tôi có thể khẳng định ngay: tôi chưa bao giờ nói chứng chỉ IELTS KHÔNG XỨNG TẦM tôi. Nếu nói vậy là tôi đã hạ thấp chính những học viên, người đã đạt điểm cao và/hoặc đang là giáo viên luyện IELTS, của mình. Nếu bạn có nguồn, làm ơn trích dẫn cụ thể.
Điều tôi thường nói là: đừng so sánh nếu thiếu ngữ cảnh người đạt điểm cao IELTS/TOEFL và người đạt điểm cao GRE/GMAT vì các kỳ thi này đánh giá các kỹ năng khác nhau. Nhóm thứ nhất: kỹ năng tiếng, nhóm thứ hai: khả năng tư duy.
Điều này dẫn tới thực trạng: những người đạt điểm cao trong loại kỳ thi thứ nhất chưa chắc đã tồn tại được trong môi trường học thuật khắc nghiệt với yêu cầu tư duy rất cao của các chương trình hàng đầu. Ko nói đâu xa, tôi học khoa Ngôn Ngữ của Georgetown, Washington DC, có thể coi là một trong những chương trình rất cạnh tranh và khó vào ở Mỹ.
Bạn cùng khóa đến từ các đất nước mà tiếng Anh ko phải là ngôn ngữ bản xứ đều là những người mà điểm IELTS hay TOEFL đầu vào thuộc loại ngất ngưởng (nhiều người trong số họ chính là giáo viên dạy IELTS/TOEFL ở quê nhà). Nhưng khi qua các vòng loại QP1 (sau 1 năm học, cần có bài đủ tầm để trình bày tại hội thảo chuyên ngành) rồi QP2 (sau 3-4 năm học, cần có bài đủ tầm để đăng trên tạp chí chuyên ngành) thì bắt đầu rơi rụng và dần dần bị loại khỏi chương trình.
Công bằng mà nói, ngược lại, có nhứng bạn chuyên môn rất tốt, có bài đăng trên tạp chí chuyên ngành, nhưng thi kỳ thi tiếng chưa chắc điểm đã ấn tượng (đặc biệt là phần nghe và nói).
Vì thế so sánh mà ko có ngữ cảnh sẽ rất khập khiễng và thậm chí là thiếu hiểu biết.
Tôi nói chi tiết vậy để các bạn xóa đi ảo tưởng: mặc dù ko dễ để đạt điểm cao trong kỳ thi tiếng (có thể mất nhiều năm khổ luyện), nhưng đừng cho rằng có điểm cao, mình sẽ chắc chân thành công trên con đường học thuật sau này. Điểm của các kỳ thi tư duy sẽ là chỉ số đáng tin cậy hơn.
Là người chuyên về mảng cao học và đã kinh nghiệm nhiều năm trong việc tự xin học bổng và tư vấn cho học trò xin học bổng cấp cao học, tôi có thể tự tin nói rằng: khi xét hồ sơ điểm kỹ năng tư duy của bạn luôn được coi trọng hơn (SAT/ACT với đại học, GMAT/GRE/LSAT/MCAT v.v.. với cao học). Kỹ năng tiếng: bạn chỉ cần qua mức mà chương trình yêu cầu. Nếu chương trình đòi hỏi, vd 7.0 IELTS, tôi ko nghĩ người 9.0 IELTS sẽ có lợi thế gì nhiều so với người 8.0.
Sự khác biệt giữa các kỳ thi này cũng dẫn tới sự khác biệt về chiến lược chuẩn bị cho kỳ thi. Nếu bạn áp kiểu học template (vốn khá hiệu quả cho IELTS) sang thi GMAT, bạn đã sai lầm về nền tảng ngay từ đầu.
Hy vọng tôi phản hồi như thế đã đủ rõ ràng và ko còn gây hiểu nhầm từ nay về sau?
FYI. Bản thân tôi khi thi TOEFL để sang Mỹ học về ngôn ngữ (năm 2003) đã đạt mức điểm nếu chuyển đổi sẽ tương đương với khoảng 8.5 IELTS. Bằng chứng và bảng chuyển đổi điểm tôi đã cung cấp trong profile của giáo viên. Cá nhân mà nói, là người đã kinh qua các chương trình cao học, tôi tự hào về điểm số GRE/GMAT của mình hơn là điểm TOEFL.
Tham khảo thêm vai trò tác dụng của lớp với các kỳ thi chuẩn https://vuenglishclass.blogspot.com/2020/11/moi-quan-he-giua-lop-va-ky-thi-chuan.html
Class FAQ https://vuenglishclass.blogspot.com/2020/10/class-faq.html
BONUS.
Comments
Post a Comment