Mối quan hệ giữa lớp và kỳ thi chuẩn

Thắc mắc: Em đang học TẠP và có dự định sẽ thi IELTS vào năm sau. Theo e thấy, ngôn ngữ thầy dạy trong lớp TẠP là ngôn ngữ ứng dụng, k giống với ngôn ngữ học thuật thường gặp trong các bài thi IELTS. Thầy có thể tư vấn cho em giờ e nên học gì được k ạ? E định học tiếp khóa NGỌNG và THIỂU của thầy, tại e thấy khóa TẠP này hay lắm, nhưng sợ k đáp ứng cho nhu cầu thi IELTS thầy ạ.

Để trả lời thắc mắc của bạn, trước hết hay đọc phản hồi dưới đây của một vài học viên mới chỉ kinh qua duy nhất TẠP I (ngoại trừ METHODS)




Việc các lớp của tôi ko gò theo một kỳ thi chuẩn nào ko có nghĩa là chúng ko phục vụ gì cho những kỳ thi này. Việc sử dụng tư liệu đời thường/xã hội trong lớp không có nghĩa là tôi không dạy các em các khía cạnh của ngôn ngữ học thuật. Quan điểm của tôi là ko nhất thiết phải học academic English bằng cách chỉ tập trung vào những nội dung học thuật thuần túy, kiểu như những bài nghiên cứu dài và khô khan. Như thế chỉ khiến học viên ngủ gật nhiều trong lớp. Em có thể học bằng cách viết về một đề tài rất đời thường gây hứng thú/cảm xúc cho em (để có động lực viết) nhưng áp dụng các quy tắc và chuẩn mực mà văn academic đòi hỏi. Vì thế việc phân biệt ngôn ngữ ứng dụng/đời thường và ngôn ngữ học thuật trong trường hợp này là mới chỉ nhìn vào cái vỏ bên ngoài.

Chủ ý của tôi là giúp các em xây dựng một cái nền tảng vững (như phương pháp nghe, cách học và quản lý từ, tư duy phát triển ý khi viết v.v...) để em có thể tự phát triển tiếp và áp dụng vào nhiều mục đích khác nhau, dù là dịch thuật chuyên nghiệp, chuẩn bị cho các kỳ thi tiếng hay đi học cao học ở nước ngoài. Ngoài THIỂU là lớp mà có explicit focus vào academic English, NGỌNG và TẠP đều có tác dụng riêng dù nội dung học có vẻ như "học mà như chơi" hay "vui là chính."

Ví dụ với TẠP đi. Tôi hiểu em có cảm giác những gì học ở TẠP không liên quan mấy đến một kỳ thi học thuật như IELTS do tôi chọn các đề tài xã hội để gây hứng thú cho học viên và mang lại tính ứng dụng tức thời. Tuy nhiên, em hoàn toàn có thể áp dụng kiến thức thu được vào thi IELTS hay TOEFL cho cả phần nói và viết. Cần nhớ: mục tiêu chính của TẠP là phát triển từ vựng. Các cấu trúc em học trong lớp đều được giải thích rõ ngữ cảnh sử dụng, sắc thái (formal, neutral hay informal), và thể loại (văn nói hay văn viết). Bài dịch gần nhất em vừa học, dù chủ đề là Sex, nhưng tác giả (từ góc độ của một người nghiên cứu về prostitution & pornography) sử dụng rất nhiều từ/cấu trúc formal và mang tính học thuật. Tôi ko thấy lý do gì để em ko thể áp dụng chúng trong các bài viết IELTS.

Rồi bài tập sắp xếp lại ý (cần thực hiện trước mỗi đoạn dịch ngược từ Việt sang Anh) chính là tạo cho em thói quen phát triển ý tuyến tính sao cho người bản xứ có thể hiểu dễ dàng nhất. Đây há chẳng phải là một trong những khía cạnh quan trọng của hành văn academic lắm ru? (:)


Tương tự như vậy với NGỌNG. Mặc dù không tập trung quá nhiều vào các đoạn hội thoại academic, đây là lớp luyện cho em khả năng bắt chuỗi đa âm, phương pháp nghe như thế nào cho đúng và biết khi nói nên chú trọng đến những khía cạnh nào để người bản ngữ có thể hiểu mình. Những kiến thức này giúp học viên thành công hơn trong giao tiếp, dù là môi trường học thuật hay không.

Thêm nữa, tốc độ nghe trong lớp nhanh hơn so với băng dùng trong các kỳ thi chuẩn và accent thì vô cùng đa dạng nên khi học xong, quay lại luyện thi, em sẽ thấy đề thi nói "có tâm" hơn nhiều. 


Điểm mấu chốt là: nếu em có đủ thời gian chuẩn bị thì tôi khuyên là em nên học lấy nền tảng trước khi dồn 2-3 tháng cuối cùng luyện kỹ năng cần thiết cho một kỳ thi chuẩn nào đó (dù là IELTS,TOEFL, GRE hay GMAT; dù là tự luyện đề, lập nhóm luyện hay tham gia vào một lớp luyện thi tại trung tâm).



Nói một cách khác, tôi ko khuyên em phát triển kỹ năng tiếng bằng cách luyện theo một kỳ thi chuẩn (theo kiểu một mũi tên trúng hai đích). Ngược lại, nên tách biệt hẳn hai vấn đề này ra. Em nên trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức cơ bản và toàn diện rồi khi cần thi kỳ thi nào sẽ tập trung vào "luyện đề" và học tips cấp tốc cho kỳ thi đó.




Dưới đây là các phản hồi cụ thể về tác dụng của lớp đối với kết quả thi.

Feedback của một bạn về hiệu quả áp dụng kiến thức của NGỌNG trong việc luyện thi IELTS. Từ việc gần như không nghe được gì khi mới học Ngọng cho đến đạt điểm 8.5 phần Listening trong vòng 1 năm là một bước tiến đáng kinh ngạc.



Feedback của hai bạn khác (đều đã qua NGỌNG vài tháng và sắp bắt đầu THIỂU). Việc các bạn ấy đạt 9.0 và 8.5 phần Listening của IELTS mà không cần qua bất kỳ lớp chuyên luyện IELTS nào một lần nữa confirm quan điểm của tôi: nếu kiến thức nền của bạn tốt, bạn hoàn toàn có thể tự học tips để đạt điểm cao trong các kỳ thi chuẩn.






Nữ sinh đầu tiên của tôi đạt 9.0 IELTS overall dù chưa hề ra nước ngoài du học


Một bạn khác lên 9.0 IELTS overall cũng nhờ tăng điểm viết

Và tác dụng gián tiếp: các học viên là giáo viên tiếng Anh của tôi đã áp dụng kiến thức học được để nâng điểm IETLS cho học sinh của mình như thế nào.






Và đây là phản hồi của học viên sau khi thi các kỳ thi đánh giá tư duy ở cấp cao học



Phản hồi của một nữ sinh vừa thi lại GMAT. Cô này khét tiếng trong FB của lớp vì chuyên vác đề GMAT vào hỏi (đến nỗi tôi phải nói đùa: học THIỂU thành ra được học GMAT miễn phí). Anyway, dù biết THIỂU rất có tác dụng với thi GMAT, mức tăng điểm giữa 2 lần thi tháng 6 và tháng 10 (630, top 34% lên 740 Oct, top 3%) vẫn làm tôi bất ngờ, đồng thời xác nhận lại lời khuyên: đừng thi GMAT trước khi học THIỂU.







BONUS.
Tôi gặp khá nhiều phản hồi theo hướng "illusion về khả năng của bản thân" (đúng hơn là về kiến thức hiện tại của bản thân) từ những bạn đã đạt điểm IELTS cao trước khi vào lớp. Tôi cũng từng gặp trường hợp xin bỏ qua THIỂU để học lớp nâng cao hơn do đã được 7.0 kỹ năng viết IELTS. TẠP thì tôi vẫn nhớ một bạn (giáo viên IELTS khá có tiếng ở HN, đã từng soạn vài cuốn sách luyện vocab cho người thi IELTS), chỉ sau vài buổi của lớp đã thừa nhận: nhiều điều mới đối với em.

So sánh thêm về mục đích các kỳ thi chuẩn hóa IELTS/TOEFL vs. SAT/GRE/GMAT https://vuenglishclass.blogspot.com/2021/08/so-sanh-ky-thi-chuan-hoa-ieltstoefl-vs.html

Thông tin chi tiết hơn để giúp bạn chọn lớp https://vuenglishclass.blogspot.com/2020/11/ngong-tap-hay-thieu.html

Class FAQ https://vuenglishclass.blogspot.com/2020/10/class-faq.html

Comments

Popular posts from this blog

Class FAQ

Lịch đăng ký và khai giảng lớp mới

Chương trình học