Trật tự học nên theo

Feedback của học viên hồi còn chưa có METHODS & TẠP chưa tách làm hai

Lớp đầu tiên các bạn buộc phải học trước khi có thể đăng ký bất kỳ lớp nào khác là METHODS (chỉ diễn ra một buổi và có thể đăng ký bất kỳ lúc nào để nhận luôn bài ONLINE).

Lớp giúp bạn

  • nhận thức tại sao các kỹ năng khác nhau cần vận dụng phương pháp học khác nhau xét từ góc độ xử lý của não.
  • tiếp cận các kiến thức và phương pháp phát triển 4 kỹ năng trong tiếng Anh được tổng hợp vừa cô đọng, vừa cụ thể qua đó hiểu được tại sao, là người Việt học và dạy tiếng Anh ở Việt Nam, cách học/dạy ngoại ngữ của mình từ trước đến giờ có thể chưa thật hiệu quả (thậm chí tại sao mình/học viên mình cứ dẫm chân tại chỗ ở kỹ năng này hay kỹ năng kia dù đã rất nỗ lực).
  • ngay cả khi bạn đã có kha khá kiến thức liên quan đến dạy và học tiếng, chỉ một buổi học vài giờ này giúp bạn hệ thống hóa lại kiến thức theo một mạch thống nhất, như phản hồi dưới đây của một bạn giáo viên tiếng Anh đã có chứng chỉ CELTA (chứng chỉ dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ của Cambridge). Đó cũng là lý do tại sao trước đây tôi không khuyến khích học viên cũ học lớp METHODS. Nhưng sau lần cập nhật bài giảng đầu 2021 (version số 3), tôi đã đảo ngược lời khuyên này. You should if you could.





    Vì sao học viên cũ vẫn nên học METHODS

  • hiểu rõ mảng nào trong phát triển kỹ năng tiếng nên tự học và mảng nào nhất thiết cần có sự trợ giúp của giáo viên, cũng như lộ trình tự học nên theo.
  • hiểu được tương lai sẽ được học dạng kiến thức gì và vì sao phải học chúng trong các lớp chính (NGỌNG, TẠP & THIỂU). 
  • hình dung thiết kế bài giảng, khối lượng kiến thức tiếp thu mỗi buổi và phong cách truyền đạt của giáo viên.
  • cảm nhận mặt bằng tiếng và khả năng tư duy của mình đã ở mức độ đủ để tiếp nhận những kiến thức được truyền tải trong các lớp.
  • nếu bộ tài liệu được cung cấp (bản mềm bài giảng, tài liệu, ghi âm bài giảng, mp3 và still images của clips) đã đủ để bạn học METHODS, thì khi học các lớp chính (có thêm video quay toàn bộ bài giảng, FB riêng để thảo luận bài, đặt câu hỏi và tương tác trực tiếp với giáo viên qua các live Q&A sessions) việc tiếp thu kiến thức lại càng thuận lợi hơn.


Feedback của 2 bạn (cũng đều là giáo viên Tiếng Anh)
cho thấy tại sao bạn nên học METHODS đầu tiên

Do METHODS trở thành lớp bắt buộc phải học đầu tiên, tôi điều chỉnh lại nội dung khai giảng của các lớp chính để không nói lại những cái đã nói và thay vào đó, demo lớp sẽ tiếp tục khai thác sâu và mở rộng các chủ đề đã được giới thiệu ở METHODS như thế nào.

Ví dụ: liên quan đến nội dung của THIỂU, METHODS (phần Writing) đã bàn về 4 topics quan trọng: linearity, dependency, linking scope và economy of language. 

Buổi khai giảng THIỂU sẽ mở rộng hơn, ví dụ thematic progression & branching trong linearity, rồi TP downgrading & local violation of linearity khi nói về tương tác giữa linearity và dependency, hoặc 3 phân tầng quan trọng khác nhau, mức độ ưu tiên và tương tác giữa chúng trong hierarchical dependency, cũng như hệ thống liên từ đồ sộ trong tiếng Anh (THIỂU hệ thống hóa khoảng 160 linking words, mỗi mục có thể đóng nhiều vai trò ngữ pháp khác nhau và tham gia vào các phân tầng quan trọng khác nhau).

Lớp cũng bàn thêm những thành phần cấu hình nên academic writing nằm ngoài 4 chủ đề trên, như political correctness, claim qualification, appraisal resources, and argument structure & fallacies.

Cuối cùng, tại sao THIỂU sử dụng 3 trường phái dạy ngữ pháp khác nhau sẽ được lý giải: dùng Structural Grammar để tiếp cận những chủ đề như linking scope & syntax tree, nhưng lại dùng Functional Grammar cho thematic progression & cohesive devices, hay Cognitive Grammar cho một số chủ đề khác nữa (ví dụ prepositions, modal verbs, and tense, aspect & mood). 

Sau khi qua METHODS, nếu 
mặt bằng tiếng của bạn ở mức 6.5 IELTS trở lên, bạn có thể học các lớp còn lại  theo bất kỳ trật tự nào, miễn hợp với lịch của bạn.

Nếu mặt bằng của bạn chưa đủ tốt, tôi khuyên bạn nên học ít nhất một trong hai lớp TẠP trước vì TẠP giúp đặt nền móng cho cả NGỌNG và THIỂU: giảm tải xử lý từ vựng, giúp bạn bắt âm tốt hơn khi vào NGỌNG, đồng thời làm quen với những sơ đẳng về hành văn tuyến tính trước khi học sâu về nó ở THIỂU. 

Chú ý:

  • Mức độ khó của TẠP I & TẠP II là tương đồng. Trong khi TẠP I bao gồm các chủ đề phổ cập hơn như LanguagePoliticsTravelGender StudyHumorMystery & Skincare thì TẠP II giải quyết những chủ đề chuyên sâu hơn như Education, PsychologySexTime Travel & Health. Do các chủ đề đều tách biệt, học lớp TẠP nào trước không thật sự quan trọng. Cả hai lớp đều được tiếp cận với công cụ để xây dựng và quản lý hệ từ vựng cá nhân sao cho khoa học và hệ thống.
  • NGỌNG & THIỂU: đây là hai lớp tập trung vào hai kỹ năng hoàn toàn tách biệt (nghe/nói vs. đọc/viết). Vì vậy, bạn học lớp nào trước lớp nào sau không thật sự quan trọng. Cũng đừng so sánh một cách khập khiễng lớp nào khó hơn lớp nào.
    THIỂU chỉ đòi hỏi kiến thức ngữ pháp cơ bản, nhưng tư duy học thuật tương đối tốt (một tiêu chuẩn đánh giá tiềm năng học đại học và cao học sau này của bạn), trong khi NGỌNG đòi hỏi cao về khả năng bắt âm nhưng nội dung học lại rất đời thường và dễ tiếp cận.
  • Nếu bạn mới chỉ học một lớp TẠP trước khi học THIỂU & NGỌNG, có thể kết toàn bộ series bài giảng của tôi với lớp TẠP còn lại. Nếu đối với bạn, tiếng Anh mới chỉ là một môn buộc phải học, TẠP sẽ giúp bạn hình dung thứ tiếng này thú vị và phong phú như thế nào (theo một cách riêng khác với tiếng Việt), để dần cảm nhận nó một cách tinh tế và native-like hơn.

Điều các bạn vẫn nhầm tưởng là: THIỂU yêu cầu "trình cao" hơn nhiều so với NGỌNG. Thực tế, mỗi lớp đòi hỏi một dạng kỹ năng khác biệt dẫn tới có thể bạn tư duy logic rất tốt và tiếp thu kiến thức THIỂU tương đối thoải mái, nhưng do khả năng bắt âm kém nên theo được NGỌNG lại vất vả hơn nhiều.

Cảnh báo: mặc dù trật tự lý tưởng được khuyên là thế nhưng thực tế học viên học đủ theo mọi loại trình tự khác nhau, tùy theo lịch cá nhân và khả năng có chỗ. Bản thân tôi, trong giai đoạn dịch bệnh, cũng khó theo đúng thứ tự vì tôi sẽ dạy lớp nào có khả năng survive tốt nhất nếu bùng dịch. Nếu bạn ko có quỹ vài năm để chờ thì sẽ phải giống như một số bạn: có được lớp nào tốt lớp ấy, hay thậm chí cả chế độ học ONLINE hay OFFLINE. 


Thế tóm lại nên học lớp nào?

Tuy nhiên, điều tôi có thể đảm bảo là dù lớp nào và học theo chế độ nào cũng đều mang lại cho bạn rất nhiều kiến thức mới mẻ và thiết thực, bất kể trình độ tiếng Anh và lịch sử học tiếng trước đây của bạn thế nào, như phản hồi của một bạn du học sinh Mỹ (học ONLINE THIỂU) dưới đây


Dưới đây là thông tin chi tiết hơn về từng lớp

METHODS.

Một phản hồi tiêu biểu

Chi tiết: https://vuenglishclass.blogspot.com/2020/11/thieu-gioi-thieu-tong-quan.html
Thông tin bổ sung: https://vuenglishclass.blogspot.com/2020/11/thieu-thong-tin-bo-sung.html


Feedback tổng kết của một học viên đã kinh qua cả 3 lớp

Tham khảo thêm: 
Bàn về phương pháp học tiếng: A combined approaches to learning 
http://www.facebook.com/note.php?note_id=2271272886260665

Class FAQ: https://vuenglishclass.blogspot.com/2020/10/class-faq.html

Comments

Popular posts from this blog

Class FAQ

Lịch đăng ký và khai giảng lớp mới

Chương trình học