Kyrgyzstan 2019

Bay từ Vilnius (Lithuania) sang Bishkek (Kyrgyzstan) có 2 vấn đề phải lo. Thứ nhất, tôi quá cảnh qua sân bay Sheremetyevo (Moscow, Russia) với thời gian transit chỉ có xấp xỉ 1 tiếng đồng hồ mà chuyến đến (terminal E) và chuyến đi (terminal D) lại ở hai terminal khác nhau.

Chưa qua sân bay này bao giờ, lại nghe bảo di chuyển hơi rối, khách quá cảnh ngoài kiểm tra an ninh như mọi sân bay khác, còn phải qua cửa passport control dù không nhập cảnh (cái này khá giống sân bay Bắc Kinh). Tóm lại, chỉ cần chuyến trước đến chậm một tí, thủ tục giấy tờ kéo dài một tí là khả năng lỡ chuyến sau rất cao. Hoặc nếu nhanh chân chuyển kịp thì hành lý ký gửi chưa chắc đã đi cùng (Aeroflot khét tiếng là hay làm thất lạc hành lý).

Vì thế tôi chuẩn bị sẵn tinh thần, pack những gì nhất thiết phải dùng trong ngày đầu tiên vào carry-on, chọn chỗ ngồi càng sát cửa ra càng tốt và đọc trước hướng dẫn làm thủ tục và cách chuyển terminal.

Ơn giời là chuyến đầu cực kỳ đúng giờ. Cửa máy bay mở là vọt ra, cắm đầu cắm cổ đi. Đi rã cằng mới nhìn thấy có cầu thang lên như mô tả trong hướng dẫn. Trong khi mọi người theo phản xạ tiếp tục đi thẳng, tôi vọt lên cầu thang, lướt qua transfer counter (vì đã có sẵn boarding pass), đến passport control.

Cán bộ hải quan check boarding pass, nhìn hộ chiếu có vẻ suy tư, lật lật vài trang rồi phất tay cho đi. May quá, không hề vặn vẹo gì vụ visa vào Kyrgyzstan (xem phần dưới về vấn đề này). Kiểm tra an ninh soi hành lý xách tay (lúc đó mới hơn 6h sáng nên vắng tanh, tôi là người đầu tiên), sau đó theo đường dẫn quay lại terminal E. Tìm đúng cửa ra máy bay số 33, đi ngược cầu thang xuống, and voilà, ra đúng terminal D. Giờ chỉ còn đến gate cần thiết là xong. Đến nơi đã thấy đang boarding vào rồi. Perfect timing.

Đây là lần đầu tiên tôi đi Aeroflot và thấy hài lòng. Giá vé tương đối mềm so với hãng khác, cả hai chuyến đều đúng giờ, đồ ăn ko ngon lắm nhưng nhiều, thái độ phục vụ ổn.



Vấn đề tiếp theo là nhập cảnh Kyrgyzstan. Mặc dù có thể google thấy dễ dàng từ nhiều nguồn tin chính thức (kể cả e-visa website của Kyrg) là công dân VN nhập cảnh nước này theo diện du lịch không cần visa (tại thời điểm 2019).

Thế nhưng đã có nhiều phản hồi đau thương từ thành viên của forum Tìm Bạn Đồng Hành Du Lịch Nước Ngoài về vấn đề này. Tuy ai cũng phải sùi bọt mép giải thích cho các loại đối tượng liên quan, nhưng kết cục thì mỗi người mỗi khác. Người bị hãng hàng không ách lại ngay từ VN và phải thay đổi lịch trình, người được bay nhưng sang đến nơi phải mua visa on arrival (tốn thêm 50$) khi nhập cảnh.

Rút kinh nghiệm, tôi yêu cầu Kyrg travel agent cấp một cái invitation letter (ngay cả vụ này cũng phải email qua lại mấy lần mất hai tuần lễ vì bên kia cứ khăng khăng công dân VN ko cần visa “so no need for such a letter”, cho đến khi tôi doạ: ko cấp, lúc ra sân bay ko được bay thì chúng mày hoàn lại tiền tour nhé thì mới chịu gửi). Kẹp cái này với công văn có đóng dấu của sứ quán Kyrg xin từ một bạn trong forum xác nhận rõ: công dân Việt Nam du lịch sang Kyrg nếu có invitation letter thì ko cần visa. Hai văn bản này in màu cho tăng tính thuyết phục và qua cửa check-in của Aeroflot ở Vilnius một cách suôn sẻ. Nhưng đến khi nhập cảnh Kyrg thì bắt đầu nảy sinh vấn đề.

Như mọi khi, tôi là một trong những người đầu tiên tót ra khỏi máy bay và lao vào khu vực nhập cảnh sớm nhất. Chị cán bộ hải quan Kyrg cầm hộ chiếu, nhìn tôi với ý hỏi. Tôi trình luôn 2 văn bản kia. Chị nhìn qua rồi thảng thốt nói “this is NOT visa!!!

Tôi trình bày nó là cái gì, nhưng chị lắc đầu rồi gọi một anh hải quan khác sang. Anh này nhìn hai tờ giấy một cách am hiểu, lập tức dẫn tôi ra chỗ consular office để xin visa.

Chị cấp visa on arrival may quá biết đọc tiếng Anh. Sau 10 phút nghiền ngẫm công văn của sứ quán Kyrg, chị gọi điện đi đâu đó xin chỉ thị (chỉ nghe được hai chữ Vietnam và passport).

Sau đó chị đọc lại rồi ngẩng lên hỏi: ở đây nói là mày cần có invitation letter. Tôi trả lời : “mẹ, mắt để đâu mà ko thấy cái thư đó đính kèm luôn cái này à” chuyển qua tiếng Anh thành “Would you be kind enough to read the next document, please!” Chị đọc tiếp rồi đứng lên, cầm hết giấy tờ dẫn tôi quay lại hải quan.

Tại hải quan, chị giải thích vấn đề bằng tiếng Nga với đồng chí có vẻ như là sếp sòng ở đó, trong khi 3-4 đồng chí khác vây quanh, lắng nghe như nuốt từng lời trong buổi họp nghị quyết.

Một đồng chí cao gầy, nhìn rất friendly, nghe xong, quay ra hỏi tôi “Tourist?” Tôi gật đầu lia lịa.

Đồng chí sếp sòng nhíu mày, cẩn trọng đáp lại chị kia, theo tôi hình dung là “vấn đề này nhiều diễn biến phức tạp, vượt quá thẩm quyền quyết định của tôi.

Chị kia nhiệt tình bất ngờ, giải thích lại, thậm chí đọc từng câu tiếng Anh trong 2 văn bản rồi dịch luôn sang tiếng Nga, chuyên nghiệp như dịch cabin. Sau một hồi qua lại, các bên đều gật đầu. Chị kia quay sang tôi, tuyên bố dõng dạc một điều mà ai nấy đều biết và ai nấy cũng đều ko biết “You don’t need visa” rồi quay về văn phòng.

Tôi quay sang đồng chí Friendly (từ đầu đến giờ là người duy nhất cười với tôi) với ánh mắt dò hỏi.

Đồng chí cười trìu mến “Tourist?” Tôi lại gật đầu, trình luôn xấp lịch trình tour dài dằng dặc kèm theo bản đồ minh hoạ. Đồng chí lật giở từng trang toàn tiếng Anh, chắc không hiểu gì nên rốt cuộc chỉ xem đi xem lại cái bản đồ, rồi lại nhìn tôi “Tourist?

Tôi gật đầu lần thứ n, trong lòng hoang mang “hay là ở Kyrg, gật đầu có nghĩa khác?” (nhớ mang máng có dân tộc nào mà gật đầu nghĩa là lắc ấy nhỉ).

Có vẻ như đồng chí sếp sòng chưa bị thuyết phục hoàn toàn nên lại nhấc điện thoại gọi đi đâu đó, lần này vẫn chỉ nghe được có 2 chữ Vietnam và passport. Sau một hồi đối thoại, đồng chí đặt điện thoại xuống, trao đổi với đồng chí Friendly, người quay sang tôi và nói “Take a seat

Tôi choáng quá, đứng đực ra, không ngờ đồng chí còn biết một số từ khác ngoài “tourist”.

Thấy tôi ngần ngừ, chị hải quan đứng sau lưng, tay cầm bộ đàm đen chỉ ra hàng ghế phía sau, nói một tràng gay gắt. Theo body language mà đoán thì chắc chị nói “Dm. Đã bảo ra ghế ngồi mà, dm, còn đứng đực ra đấy.

Ra ghế ngồi đợi đồng thời quan sát khu vực hải quan không thấy thêm hoạt động gì đáng kể khiến tôi càng hoang mang tợn. Mọi người cùng chuyến bay đã nhập cảnh hết từ lâu, và cũng không còn chuyến nào xuống nên cán bộ hải quan lục tục rời vị trí.

Chị cán bộ visa cũng đóng cửa văn phòng đi ra. Thấy tôi ngồi chơ vơ ở đấy, chị coi như không nhìn thấy. Mẹ kiếp, vài phút trước còn nồng nhiệt thế, giờ đã “yêu thương tựa không khí”. Phũ hơn người yêu cũ của mềnh.

Ngoài ra, tôi còn sốt ruột, không hiểu số phận hành lý ký gửi ra sao, đã nhập cảnh được chưa, hay cũng đang bị ách ở một cửa hải quan khác (ước gì tôi dán chữ I AM A TOURIST WITH AN INVITATION LETTER lên vỏ vali).

Sau này, được bên travel agent cập nhật lại thì trong thời gian tôi ngồi chờ, bên hải quan gọi cho họ theo số điện thoại ghi trên invitation letter để kiểm tra lại. Họ còn vặn bên travel agent là sao ko gửi cho nó bản gốc mà chỉ có bản sao (in màu ko lừa được ai). Vụ giấy mời phải là bản gốc này tôi cũng đã từng dính khi xin visa Nga.

Công cuộc kiểm tra này mất thêm 30 phút. Rốt cuộc thì cũng được các đồng chí hải quan vẫy qua, đóng dấu nhập cảnh vào hộ chiếu.

Đồng chí Friendly khi trao hộ chiếu cho tôi còn phun thêm một tràng tiếng Nga có dính tí tiếng Anh, đại loại bảo (tương tự lời khuyên của chị visa consular trước đó): lần sau nếu có dại dột quay lại đây thì nhớ xin giấy tờ xác nhận bằng tiếng Nga, lấy toàn tiếng Anh bố ai đọc được.

Tóm lại, mặc dù Kyrgyzstan không còn thuộc Liên Xô cũ, có vẻ như phong cách làm việc quan liêu vẫn để lại di chứng rất nặng. Cả một đội cán bộ hải quan đông đảo như thế và ngay cả viên lãnh sự chuyên cấp visa, không một ai nắm rõ luật để biết đối tượng nào cần visa và đối tượng nào không.

Các bạn đi Kyrg nhớ rút kinh nghiệm vụ này, xin giấy bằng tiếng Nga, bản gốc càng tốt. Tất nhiên nếu giấy tờ tiếng Nga mà lúc check-in nhân viên airline không hiểu thì lại là một vấn đề khác...

Kyrgyz scenery is out of this world. It’s all worth the troubles.



In the middle of nowhere...



The local toilet is so cheap (5 com, 1 USD = 70 com, rẻ chỉ bằng 1/28 giá đi vệ sinh ở Iceland hay Ý)

Tất nhiên vào nhà vệ sinh giá rẻ trong hình trên, chưa chắc bạn đã “đi” nổi. You know, the head says GO but the ass says NO.

Đặc sản địa phương: phomat khô và sữa ngựa

First time I tried horse’s milk. What it’s like, someone may ask. Let’s just say the baby horse and I don’t share the same taste.

Ở độ cao 3200m. 2oC giữa chiều hè...

Rồi đến 3600m...



(còn tiếp)

Comments

  1. Mấy bài viết của thầy xức xắc ghê. Viết nhiều nha thầy. Thank thầy 😍

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Class FAQ

Lịch đăng ký và khai giảng lớp mới

Chương trình học