Tajikistan 2019
Nhà vệ sinh truyền thống ở cả Kyrgyzstan & Tajikistan đều là hố xí bệt (squat toilet), thường chỉ là một cái lỗ vuông vuông (hole-in-the-ground) thông thẳng xuống (thông xuống đâu thì chắc ít người đủ dũng khí để tìm hiểu).
Tất nhiên lỗ mỗi nhà mỗi khác, từ thiết kế, chất liệu, độ sâu đến kích thước, rất bình dân có, khá sang chảnh cũng có. Tôi nghĩ nếu một người Kyrgyz/Tajik mà khen người khác “You have a nice hole” thì hẳn ý là “hố xí bệt nhà anh/chị thật xịn quá”.
Thi thoảng có gặp một toalet đặc biệt có hai lỗ kề song song (xem hình). That’s kinda baffling.
Vận dụng kiến thức 5 năm học tiến sĩ, tôi tạm thời phát triển một vài giả thuyết tại sao cần 2 lỗ. Theo đó, người có nhu cầu có thể chọn lỗ dựa theo
- Giới tính (nam vs. nữ) hay độ tuổi (người lớn vs. trẻ em)
- Tay chùi thuận (bên trái vs. bên phải)
- Số tử vi, căn mệnh: các cụ đã có câu: ăn xem nồi, ngồi xem... lỗ
- Ý thức bảo vệ môi trường: hôm nào ăn cái gì recyclable được vs. hôm nào không
- Multi-tasking: ngồi vào giữa, trước tiểu, sau đại
- Comfortability: ngồi một bên rồi thõng chân xuống một bên cho mát
- Romance (i.e., hố xí tình nhân): để 2 người ngồi song song hoặc đối mông, vừa giải quyết nhu cầu, vừa tâm sự hay listening to that song by Florian Tristan, you know, “The Smell of Love”
Giả thuyết lãng mạn cuối cùng làm tôi nhớ tới đoạn thơ về tình yêu cũng rất lãng mạn (được cho là của Xuân Diệu)
Đố ai định nghĩa được tình yêu Có khó gì đâu một buổi chiều Đôi mình gặp nhau bên hố xí Nhường nhau ỉa trước cũng là yêu
Cái lỗ tởm nhất trong chuyến đi hẳn thuộc về public toilet ở biên giới Kyrg/Tajik. Do thủ tục làm chậm, nhất là ở phía Tajik vẫn còn ghi dữ liệu bằng tay vào sổ chứ chưa hề máy tính hoá, thời gian chờ có thể đến 2-3 tiếng tuỳ theo số lượng đoàn, nhiều người nhịn không nổi, lại không dám đi bậy ở một khu vực có tầm quan trọng chiến lược như thế (đi nhầm vào địa giới nước nào là không khéo biên phòng nước đó, tưởng mình đang rải mìn nổ chậm, bắn cho rụng hàng), nên đành bấm bụng mà dùng lỗ.
Trước khi vào là tinh thần như luyện chưởng, bế khí toàn thân, mắt nhắm mắt mở, hô hấp chỉ qua đường miệng, xử lý càng nhanh gọn càng tốt. Lỗ này độ kinh của nó chắc đứng hàng á hậu, chỉ thua cái toalet ở Tây Tạng (where I didn’t eat so I didn’t have to shit, xem note về chuyến đi Tây Tạng, link: TBA).
Có cô trong đoàn gấp đến mức ra khỏi cửa rồi mới nghĩ đến chuyện kéo quần lên trước sự kinh khiếp của đoàn người đang xếp hàng chờ dùng lỗ... bỗng phải chứng kiến một dạng lỗ khác. Cũng may là ở biên giới cấm quay phim, chụp ảnh. Nếu không lại go viral trên youtube chứ chẳng chơi.
Nỗi khao khát được dùng nhà vệ sinh tử tế cao đến mức khi được dẫn đến ăn ở một nhà hàng thuộc khách sạn 4 sao, câu đầu tiên mà một cô trong đoàn thốt lên là “Wow, their toilet is amazing”. Hình dưới chụp đồ ăn tại nhà hàng 4 sao nói trên. Very tasty, one of the best we have had so far on this trip, but their toilet is ƠMEIIIIZÌN.
Chưa hết, tại viện bảo tàng Khorog, nghe trình bày về lịch sử chán quá, tôi giở cuốn sổ cảm tưởng dành cho khách đến bảo tàng, đọc thử vài feedback. Đập ngay vào mắt là dòng cảm tưởng dưới đây. Rõ ràng lý do nhiều người vào bảo tàng ko phải để nâng tầm nhận thức văn hoá mà hy vọng kiếm được cái toalet tử tế.
Again, cũng như rắc rối khi nhập cảnh Kyrg, những vất vả khi qua biên giới Kyrg-Tajik thật không đáng gì khi phong cảnh Tajikistan cũng đẹp hoành tráng (theo một kiểu khác), mà ấn tượng nhất với tôi là địa hình từa tựa sa mạc trên cao và các hồ nước ở độ cao từ 3000 đến 5000m với sắc màu rất đa dạng tùy theo khoáng chất dưới đáy hồ.
(còn tiếp)
Link tới phần 1: https://vuenglishclass.blogspot.com/2021/10/kyrgyzstan-2019.html
Link tới phần 3: TBA
Dear Diary mục lục https://vuenglishclass.blogspot.com/2020/10/tong-muc-cac-notes-ca-nhan.html
Comments
Post a Comment