Học và dùng ngoại ngữ bằng áp dụng quy tắc hay phản xạ học thuộc?
Sau status về giáo viên dạy ngữ pháp sao cho có hệ thống, thì có một bạn phản hồi khá chi tiết (như hình dưới). Phản hồi này cho tôi cơ hội để bàn tiếp về đề tài từ lâu đã gây tranh cãi: học ngoại ngữ là học và áp dụng các quy tắc cấu thành nên ngôn ngữ hay chỉ cần mô phỏng cách dùng của người bản ngữ là ổn? Như tôi vẫn thường nói, ngôn ngữ giống toán ở chỗ: nhiều thứ có thể lập công thức, nhưng ngôn ngữ cũng khác toán ở chỗ: không phải cái gì cũng có thể lập công thức. Vì vậy, người giáo viên tiếng Anh cần phải nắm được cái ranh giới nhiều khi khá fuzzy này (i.e., know how to walk the fine line between learning by rules and learning by rote) và quyết định cái gì nên dạy theo cách nào. Những nỗ lực đi quá lệch về một phía, chẳng hạn áp dụng full-scale generative grammar vào dạy ngoại ngữ (almost exclusively learn by rules), hay coi học ngoại ngữ chỉ đơn thuần là vấn đề thuộc lòng/tạo phản xạ có điều kiện (như trường phái ALM thịnh hành từ những năm 50-60 thế kỷ trước), đều sẽ không đem...