Travel: Georgia 2019

Trong đa phần những chuyến đi nước ngoài cho đến giờ của tôi, ngại nhất (và bực mình nhất) vẫn là việc deal với visa nhập cảnh. Georgia cũng không phải là ngoại lệ.

Tôi đã cẩn thận vào website evisa của Georgia, chọn quốc tịch VN và chọn thông tin mình đang sở hữu visa Schengen do Hy Lạp cấp, và nó hiện ra thông báo như dưới đây.


Cẩn thận hơn tôi vào cả website của bộ ngoại giao Georgia, in nốt cái nghị định nêu rõ: du khách sở hữu valid visa của những nước này nước này thì được miễn thị thực du lịch.

Tôi vào Georgia qua biên giới với Azerbaijan. Sau khi xuất cảnh Azer, cả đoàn lọc cọc kéo vali sang bên kia. Hải quan cầm hộ chiếu của tôi hỏi có visa k. Tôi nói tao dùng visa Schengen. Đồng chí ra hiệu cho tôi đứng chờ một bên, khoát tay cho đoàn người phía sau tiếp tục tiến lên, rồi vào văn phòng đóng cửa lại. Tôi có dự cảm không lành: câu chuyện nhập cảnh Kyrgystan chuẩn bị lặp lại (link: https://vuenglishclass.blogspot.com/2021/10/kyrgyzstan-2019.html). 



Những người khác trong nhóm của tôi (gồm Úc, Mỹ, New Zealand, Scotland, Canada, đều k cần visa) qua rất nhanh. Tiếp đó là một đoàn đông gấp đôi toàn Hàn Xẻng - cũng không cần visa. 

Đồng chí hải quan cầm hộ chiếu của tôi vẫn chưa quay lại. Chắc lại đang gọi điện xin chỉ thị “Sếp, hôm nay gặp hàng hiếm. Có một thằng hộ chiếu Việt Nam đứng ngoài kia. Mặc dù rõ ràng nó đủ điều kiện nhập cảnh, nhưng em vẫn muốn làm khó nó, mà em lại đíu biết tiếng Anh để làm khó, sếp bẩu em phải làm sao?

Có lẽ do chuyến đi này chịu khổ nhiều rồi nên Trời thương, cử xuống một thiên sứ dưới hình hài tourguide phía Georgia. Cô này đợi bên ngoài lâu quá, k hiểu chuyện gì, mới xông vào hỏi. Một đồng chí hải quan vào gọi đồng chí đầu tiên ra. Có người phiên dịch, thế là công cuộc tra khảo bắt đầu.

Thứ nhất, đây là công ty du lịch có trụ sở tại Úc, mà thằng này lại ở Việt Nam, làm sao biết công ty kia, liên lạc kiểu gì??? 

Trời, chả nhẽ đồng chí chưa từng nghe đến cái gọi là Internet??? 

Tuy nhiên, là giáo viên nhiều năm, lại từng làm việc với kha khá học viên mà... bất kể nỗ lực không ngừng của bản thân, tốc độ phát triển tư duy có phần bị ảnh hưởng vô thức nhưng tiêu cực bởi những yếu tố liên quan đến cấu tạo sinh học của não bộ, tôi đã quen nhẫn nại và có khả năng giải thích nhiều lần những điều tưởng như k cần giải thích.

Trả lời: Thưa cán bộ, nhà em ở VN, họ ở tận Úc, tuy xa xôi cách trở nhưng thời đại ngày nay có nhiều cách tiếp cận. Em cưỡi lạc đà đến sát biên giới rồi bắc loa gọi với sang. Họ bỏ voucher du lịch vào xô rồi thả từ trên vách núi xuống. Em lại bỏ tiền vào, rồi giật dây trả cho họ.

Giải trình của tôi vừa thực tế vừa thuyết phục nên đồng chí tiếp sang câu 2: sao visa Schengen do Hy Lạp cấp mà ko thấy dấu nhập cảnh Hy Lạp. 

Trả lời: chuyến đi lúc ấy của em (đã diễn ra cách đây cả năm trời và nó liên quan gì đến chuyến đi này thì có trời biết) bắt đầu từ Bồ Đào Nha nhưng nước này ko có sứ quán ở VN nên em xin nước thứ 2 trong hành trình là Hy Lạp. Sau khi đóng dấu nhập tại Bồ rồi, em chỉ di chuyển trong khối nên ko có con dấu cán bộ mong đợi.

Sau khi trả lời trôi chảy mọi câu hỏi, tôi được bảo tiếp tục chờ. Tourguide được gọi vào văn phòng và lần này, theo như kể lại, giải trình về trách nhiệm của công ty với tôi: ngày nào đi đâu, làm gì, có về VN ngay sau khi kết thúc tour ko v.v.... 

Tóm lại là một invitation letter bằng lời. Điều này nghĩa là: nếu bạn tự đi mà ko có công ty du lịch bảo lãnh, bạn có khả năng gặp rắc rối kinh hơn.

Tôi có hỏi lại tourguide là hải quan có biết chính sách Schengen visa holders được miễn thị thực k? 

Cô này bảo: they say it doesn’t work. 

Why? Vì tôi hộ chiếu VN chăng? 

Tôi nhờ tourguide hỏi hải quan đã có người Việt nào qua biên giới này chưa. Trả lời: đíu nhớ.

Nhưng dù sao về nguyên tắc, visa cũng chỉ là điều kiện cần: cho phép traveler đến được điểm nhập cảnh. Được nhập hay không, quyền sinh sát nằm trong tay cán bộ xuất nhập cảnh. Ở điểm này, nhập cảnh qua biên giới đường bộ có lợi thế hơn đường hàng không vì thủ tục thường sơ sài hơn và hải quan cũng k dễ ép người quay lại (theo kiểu bắt hãng hàng không chở về). Tôi đã ra khỏi biên giới Azer, k thể vác mặt trở lại nên chỉ có nước đứng giữa biên giới 2 nước mà ăn vạ.


Thế mà vẫn có người bị buộc phải quay lại (dù đã có evisa của Georgia)

Sau đợt giải trình thứ 2, tourguide bị đuổi ra và đồng chí hải quan tiếp tục đóng cửa phòng, lại gọi cho sếp “Em đã rất thành công trong việc gây khó khăn cho nó, có thể cho đi, nhưng nếu thế thì nhẹ quá. Em cứ cho chờ thêm 10 phút để nó thấy nước mình quan trọng thế nào.” 

Sau 10 phút, đồng chí mang hộ chiếu ra bảo hải quan đóng dấu. Thông tin nhập vào máy có vẻ như là thông tin trên visa Schengen của tôi.

Cầm hộ chiếu ra cửa, bạn đồng hành có lẽ chờ lâu quá, đồng loạt vỗ tay hò reo như thể tôi vừa từ cõi chết trở về. Lòng xúc động rưng rưng, tôi chỉ muốn ôm lấy cái dấu tròn màu xanh vừa đóng sổ mà hét lên: dấu yêu ơi, mày có biết anh vất vả vì mày thế nào k. 

Quay sang tôi bảo cái đám trong đoàn: chúng mày không thể hình dung chúng mày may mắn thế nào đâu. Hộ chiếu Việt Nam chúng tao để đi được 100 nước nhọc công khổ sở hơn chúng mày không biết bao nhiêu lần. 

Tôi, cho đến thời điểm của chuyến đi này, đã hoàn thành được 80% mục tiêu này. Chịu khổ thêm tí nữa thôi...

Cảnh ở Georgia vẫn đẹp như tranh vẽ... 




Một salt lake mà toàn bộ bề mặt hồ bao phủ bởi muối trắng


Dancing on the rocks...




Đồ ăn truyền thống. Cái dài dài là bánh ngoài bột, trong lạc.




E ấp dưới tán cây


 

Và cuối cùng... thủ đô Tbilisi


vs. Hai mặt đối lập của thủ đô




Flying home...

Mục lục bài viết cá nhân bổ sung https://vuenglishclass.blogspot.com/2021/07/bai-viet-ca-nhan-bo-sung.html

Comments

Popular posts from this blog

Class FAQ

Lịch đăng ký và khai giảng lớp mới

Chương trình học