Syllabus & Lesson plan của TẠP II

SUMMARY

A. Syllabus tổng thể
B. Lesson plan chi tiết cho từng buổi


A. SYLLABUS


B. LESSON PLAN

  1. Session 1
    1. Trước buổi học: học viên cần
      1. Review đề test đầu vào của TẠP II 
        1. Tìm càng nhiều càng tốt các vấn đề chuyển tải ngôn từ trong phần dịch đối thoại đã cho sẵn. Gợi ý: gần như câu chuyển nào cũng có vấn đề.
      2. Nghe lại bài giảng METHODS phần liên quan đến TẠP, chú ý đặc biệt tới
        1. Nguyên tắc nền tảng TMRND (tone, mode, register, nuance & dialect)
    2. Lead-in: ôn lại nguyên tắc nền tảng TMRND (tone, mode, register, nuance & dialect) trong vocabulary learning đã giới thiệu ở METHODS thông qua các cấu trúc thể hiện lòng biết ơn.
      1. Học viên đều biết THANK YOU & THANKS và có thể đã biết APPRECIATE IT hay GRACIAS, thậm chí cả MUCH OBLIGED. Chúng giống gì và khác gì nhau?
      2. Để hồi đáp một câu cám ơn, cũng có hàng loạt cấu trúc. Tuy nhiên, YOU ARE WELCOME, YOU ARE VERY WELCOME và YOU ARE MOST WELCOME tuy chỉ thêm bớt một chữ nhưng khác biệt về ngữ cảnh sử dụng & cảm giác mang lại cho người nghe.
    3. Main activity:
      1. Xem đoạn hội thoại tiếng Việt (kèm theo sub dịch của VTV4) được dùng làm test đầu vào. Hoạt động xuyên suốt buổi: 
        1. Sửa lỗi dịch của VTV
        2. Thông qua đó thảo luận các nguyên lý quan trọng trong chuyển tải ý tưởng giữa hai ngôn ngữ.
      2. TMRND:
        1. Demo việc sử dụng các công cụ ngôn ngữ để giúp xác định/kiểm định TMRND của những cụm từ cụ thể. 
          1. Ví dụ làm sao để biết, cùng chỉ nguyên nhân, BECAUSE là một từ Neutral, nhưng GIVEN THAT lại là một từ thiên về Academic.
          2. Hay việc một giáo viên bản xứ cho rằng người Anh dùng "YOU ARE VERY WELCOME" nhiều hơn người Mỹ có cơ sở hay không, etc.
        2. Giới thiệu mối quan hệ giữa Grammar và TMRND.
          1. Ví dụ, tại sao người bản xứ có thể nói "She DON'T like"
          2. Khi nào dùng WHAT và khi nào dùng THAT WHICH
          3. Hay những cụm từ mới nghe tưởng không phải tiếng Anh như "them peeps be me" được cấu thành thế nào sau tác động qua lại giữa TMRND & grammar.
        3. Đề cập thêm một số hiện tượng ngữ pháp liên quan đến TMRND như functional shifting hay simple inversion.
        4. Trong loạt clip minh họa TMRND-grammar interaction, nhấn mạnh clip cuối cùng về một cô bé bắn bố mình để bảo vệ mẹ khỏi bạo hành gia đình: những thông điệp nằm ngoài vấn đề ngôn ngữ.

      3. Literal Translation problems: 
        1. Ví dụ từ test đầu vào: những sai lầm vô cùng hài hước trong bản dịch của VTV. 
          1. Case in point: câu "Dad isn't all together dead"
        2. Liên hệ đến tác hại của phong trào một thời rầm rộ - dịch lyrics almost word for word để hát nhạc bolero tiếng Anh - được quảng cáo là cách học và nhớ từ vựng hiệu quả (?)
          1. Phân tích sự phản khoa học của cách nạp từ trên, việc nó đi ngược lại mọi tinh thần của TẠP (và một phần cả của NGỌNG).
      4. Context-sensitive core message: Tầm quan trọng của nắm được thông điệp gốc thay vì câu chữ bề mặt.
        1. Ví dụ từ test đầu vào:
          1. Tại sao KHI NÀO RỖI không phải lúc nào cũng là "When you are free".
          2. Nếu không áp dụng nguyên tắc này, có thể bạn chẳng bao giờ chuyển tải đúng một chữ À hay cụm từ CÓ CHUYỆN GÌ KHÔNG trong câu "À, hôm nọ Bác Khiết đến nhà mình có chuyện gì không mẹ?", hay TRÊN PHƯỜNG trong "cuộc họp trên phường"
      5. Cultural schemas: đóng vai trò quan trọng không kém trong việc chuyển tải đúng sắc thái của câu gốc.
        1. Ví dụ từ test đầu vào: Tại sao "Mẹ ăn đi này. Gần đây con thấy mẹ GẦY ĐI nhiều" mà chuyển thành "you LOST WEIGHT" có thể nảy sinh vấn đề?
        2. Structural Transformation: lối hành văn vòng của người Việt đối lập với lối hành văn thẳng của người Anh.
          1. Sử dụng nguyên văn một đoạn văn mẫu trong sách tập làm văn tiếng Việt
          2. Demo cho học viên thấy khi đoạn văn này được chuyển sang tiếng Anh, sự chuyển đổi VÒNG-THẲNG cho một kết quả khác đến thế nào. Kết quả giống như hai đoạn văn do hai tác giả khác nhau viết để cùng thể hiện một nội dung nhưng theo hai phong cách văn hóa tách biệt.
          3. Kỹ thuật chuyển đổi cấu trúc này luôn là bước đầu tiên cần thực hiện khi chuyển Việt - Anh.
        3. Application: một trong những mục tiêu chính của TẠP là cung cấp cho học viên kiến thức về cultural schemas để xem shows/movies có thể hiểu và cảm nhận theo cách của người bản xứ.
        4. First class challenge: chỉ một câu nói của nhân vật trong show (hàm chứa tới 3-4 lớp schema lồng nhau) khiến khán giả bản ngữ cười phá lên nhưng phần lớn học viên sẽ sa vào trạng thái... trầm tư.
          1. Nhiệm vụ về nhà: tự tìm hiểu và bóc tách tất cả layers để hiểu được vì sao người ta cười.
      6. Vocabulary management: Giới thiệu về PVO và phiên bản web-based mới nhất
        1. Giải thích sự khác biệt giữa cách tiếp cận ở TẠP II (bottom-up) vs. cách tiếp cận ở TẠP I (top-down) và việc kết hợp 2 lối tiếp cận này cho học viên một cái nhìn toàn diện và hiểu sâu hơn nguyên lý tổ chức từ vựng trong PVO sao cho khoa học và logic nhất.
    4. Phần kết
      1. Class materials & Organization
        1. Các chủ đề học trong TẠP II
        2. Các hoạt động tiếp thu kiến thức điển hình của lớp
        3. Syllabus & lesson plans, việc học bổ sung những buổi bị lỡ hay muốn học lại
        4. Cách thức review theo từng buổi và toàn khóa học
      2. Lối tiếp cận bài học của TẠP khác và giống thế nào so với 2 lớp NGỌNG và THIỂU từ góc độ conscious-unconscious learning.
        1. Giải thích vì sao lớp này giúp bạn bắt âm tốt hơn (theo hướng của NGỌNG) và viết tốt hơn (theo hướng của THIỂU)
      3. Bài tập về nhà và nội dung học buổi tới
      4. Final point: Trích phản hồi của học viên cũ để chốt lại một điểm: Nếu NGỌNG giúp tăng khả năng bắt âm/phát âm, THIỂU tăng tư duy logic phát triển ý và hành văn tuyến tính, thì TẠP chính là tăng hiểu biết & cảm nhận về ngôn từ để học viên dần thấm được cái đẹp & linh hoạt của ngôn ngữ Anh, tiến tới sử dụng nó sao cho tự nhiên nhất trong cả viết và nói, cả về lý tính lẫn cảm tính.

    5. Sau buổi học: 
      1. Đọc kỹ Hướng dẫn chuẩn bị các bài đọc của TẠP được gửi kèm theo tư liệu lớp. Hướng dẫn này sẽ áp dụng cho toàn bộ các bài đọc được giao trong toàn khóa.
      2. Tham khảo bài đọc bổ sung: Why don't we use You are welcome anymore trên FB lớp.
      3. Xem clip bổ trợ cho cấu trúc ANYTHING I SHOULD KNOW ABOUT trên FB lớp
      4. Review nội dung vừa học buổi trước, đọc giải đáp thắc mắc của các bạn cùng lớp trong Q&A thread dành cho session tương ứng trên FB lớp, và thêm vào thắc mắc của bản thân (nếu có). 
        1. Đọc toàn bộ Q&A thread trước khi hỏi để tránh hỏi trùng lắp.

  2. Session 2
    1. Trước buổi học: 
      1. Tra trước từ cho bài đọc chính của chủ đề EDUCATION: Disadvantages of an Elite Education
        1. Lưu ý: chỉ cần tra những từ nào chưa biết, chưa cần đọc hiểu cả bài. 
      2. Làm mini-homework của buổi trước

    2.  Warm-up:
      1. Đáp án cho mini-homework liên quan đến Merci & Merci Beaucoup trong tiếng Anh.
      2. Multiple Negativity với những cấu trúc thiên về [I, S]
    3. Main activity:
      1. Điểm qua hệ thống giáo dục của Mỹ từ nhà trẻ cho đến post-doc và hệ thống Ivy League
      2. Đi từng đoạn, dịch từng câu, sau đó tổng kết cấu trúc - kèm theo chiếu clip minh họa.
      3. TMRND: so sánh những cặp/nhóm từ thường khiến L2 learners bị lẫn. Ví dụ điển hình: TALK vs. SPEAK, SAY vs. TELL, CHOOSE vs. SELECT, UNDER vs. BELOW.
        1. Mini-quizzes: các bài tập ngắn củng cố lại kiến thức phân biệt từ vừa học. Gọi học viên trả lời tại lớp. Nếu trả lời sai hoặc không trả lời được, đóng 5K vào quỹ lớp.
        2. Clues: suy nghĩ/tìm hiểu trước ở nhà về những khác biệt nền tảng bên dưới, nhằm giải thích hiện tượng bề mặt. Ví dụ
          1. nên nói He CHOSE or SELECTED to ignore her? 
          2. Tại sao He SAID hello thì đúng, nhưng He TOLD hello thì không ổn? 
          3. Ngược lại you should never TELL (not SAY) a lie? 
          4. Nếu bất chợt một ngày bạn bị gia đình bắt quả tang trên giường với một người UNDER or BELOW bạn (?) thì sau này gia đình bạn sẽ TALK or SPEAK về vụ việc đó?, etc. 
        3. Lưu ý: tránh lối giải thích sử dụng ngữ pháp truyền thống kiểu direct/indirect object vì vừa không hiệu quả, vừa không đúng tinh thần học từ của TẠP.

    4. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần).

  3. Session 3
    1. Trước buổi học:
      1. Xem lại lần nữa test đầu vào (phần còn chưa được chữa ở buổi khai giảng), áp dụng kiến thức được học cho đến giờ, soát lại các lỗi dịch.
      2. Tìm giải pháp cho first Class Challenge. 
        1. Giáo viên post video liên quan trên FB của lớp để học viên ONLINE tham gia ý kiến - xem có ai bóc tách được đủ 4 lớp ý nghĩa của challenge này không.
        2. Học viên OFFLINE sẽ in/ghi ra và nộp đáp án tại lớp để tránh nộp tiền phạt.

    2. Main activity: tiếp tục sửa lỗi phần hội thoại trong test đầu vào, tổng kết cấu trúc và chiếu clips minh họa
    3. Lý thuyết từ vựng
      1. Các nguồn lực từ vựng cần thiết, giúp tra cứu
        1. Định nghĩa
          1. Định nghĩa đời thường vs. định nghĩa khoa học
          2. Sử dụng định nghĩa tiếng Anh thay vì dịch ra tiếng Việt để hiểu từ
        2. Ví dụ minh họa chuẩn
        3. Từ đồng nghĩa/phản nghĩa
          1. Từ đơn lẻ vs. Cụm từ/thành ngữ/lối nói
        4. Tần số sử dụng, Register, Mode & Dialect
        5. Collocation
        6. Idioms/Fixed expression
          1. Những cụm từ, lối nói mới chưa được đưa vào từ điển chính thống
        7. Từ và thuật ngữ chuyên ngành
        8. Phụ tố (Affix): bao gồm cả tiền tố, hậu tố và trung tố
        9. Từ viết tắt (Abbreviation)
        10. Tạo vần (Rhyming)
        11. Nguồn gốc và lịch sử từ vựng
      2. TMRND: tiêu biểu có JOIN vs. ATTEND vs. PARTICIPATE, SYMPATHY vs. EMPATHY vs. COMPASSION, etc.
      3. Cơ chế shortening để tạo [I] tone
      4. Anti-proverbs
        1. Bàn rộng hơn việc hiện đại hóa những cấu trúc tương đối cổ như tục ngữ/thành ngữ.
      5. Cultural schemas: tiếp tục chủ đề này ở buổi 1
        1. Cases of multi-tiered schemas, kèm theo loạt clips minh họa
        2. Giải thích vì sao học viên Việt xem show Anh/Mỹ thường khó hiểu/cảm/cười được
        3. Cho đáp án của first Class Challenge. Ra đề cho Class Challenge tiếp theo
    4. Sau buổi học: 
      1. Xem clip Live Q&A No 1 trên FB lớp
      2. Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần).

  4. Session 4
    1. Trước buổi học: 
      1. Đọc qua và tra các cụm từ in đậm trong bài đọc phụ của chủ đề EDUCATION: Australian universities using international students as 'cash cows' Vietnam's students perform well on test 
      2. Đọc trước phần tranh luận trong bài đọc tiếng Việt về trường Hà Nội Amsterdam 

    2. Main activity: kết thúc bài đọc chính
      1. Thảo luận sự tương đồng giữa giáo dục thượng đẳng Mỹ vs. Việt thông qua vụ việc ở trường Ams.
      2. Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân trong việc tận dụng nguồn fund của các trường giàu ở Mỹ để vừa phát triển chuyên môn, vừa du lịch trải nghiệm.
      3. Thảo luận bài đọc phụ về sai lầm vội đi du học trong khi mặt bằng ngôn ngữ chưa đủ (dành cho những bạn mộng du học với điểm IELTS từ 7.5 trở xuống)
      4. Như mọi khi, bài đọc luôn kèm theo tổng kết cấu trúc và clips minh họa.
    3. Lý thuyết từ vựng
      1. TMRND: tiêu biểu có INSTITUTION vs. INSTITUTE vs. ACADEMY, COMPARE TO vs. COMPARE WITH, SQUANDER vs. WASTE, ACCOUNT FOR vs. EXPLAIN, etc.

    4. Fun activity: chuyển tải catch phrase từng rất hot năm 2019 "Thanh xuân như một ly trà..." (phim Về nhà đi con)

    5. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần).

  5. Session 5
    1. Trước buổi học: 
      1. Xem lại lần cuối test đầu vào (phần còn chưa được chữa ở 2 buổi trước), áp dụng kiến thức được học cho đến giờ, soát lại các lỗi dịch một lần nữa.
      2. Thử sắp xếp lại cấu trúc và dòng tuyến tính cho bài dịch chính Những Cánh Hoa Bay
        1. Lưu ý: làm trong khả năng và hiểu biết của mình dựa theo những gì đã học về tuyến tính 

    2. Main activity:
      1. Kết thúc phần chữa bài test đầu vào
      2. Chuyển sang Những Cánh Hoa Bay
        1. Bàn về phim dài tập
        2. Chuyển dịch tiêu đề
        3. Thực hiện structural transformation cho tổng thể bài và chi tiết đoạn đầu tiên.
    3. Lý thuyết từ vựng
      1. TMRND: tiêu biểu có FATHER vs. DAD, etc. 
        1. Tự tìm hiểu trước về 3 khác biệt quan trọng của 2 từ này
      2. So sánh hai công cụ Coca corpus vs. Google Ngram - ưu nhược của mỗi bên kèm theo ứng dụng thực tế thích hợp. 
      3. Phân biệt gradable vs. non-gradable adjectives - nguyên nhân dẫn tới một sai lầm phổ biến trong việc dùng từ của ESL learners. 

    4. Fun activity: một thảm họa dịch thuật khét tiếng trong giới học tiếng ở Việt Nam.
      1. Quiz: một câu hỏi dịch ngắn để gây quỹ lớp.
    5. Sau buổi học: 
      1. Xem clip bổ trợ cho cấu trúc NGON ZAI - YUMMY trên FB lớp
      2. Tham khảo bài đọc bổ sung: Thảm họa dịch thuật - Bố chết vì ung thư tử cung trên FB lớp.
      3. Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần).

  6. Session 6
    1. Trước buổi học: tra trước từ cho bài đọc chính [1] của chủ đề SEX & GENDER: Enduring allure of hooker sex

    2. Lead-in: về nền công nghiệp mại dâm
      1. Glossary "chuyên ngành", 
      2. "trai ngành" với "gái ngành" nên dịch thế nào
      3. Xem loạt clips minh họa

    3. Main activity: bài đọc chính [1] của chủ đề SEX & GENDER
      1. Phân tích mixed tones ngay trong tiêu đề bài (ALLURE vs. HOOKER) để hiểu ý đồ của tác giả
      2. Đi từng đoạn, kèm theo tổng kết cấu trúc và clips minh họa
    4. Lý thuyết từ vựng
      1. TMRND: tiêu biểu có HOOKER vs. WHORE, HOLD vs. ORGANIZE vs. HOST (an event), WORRIED vs. NERVOUS vs. ANXIOUS, WIPE OUT vs. ERADICATE, REASON vs. CAUSE, LOOK vs. TAKE A LOOK, BUREAUCRACY vs. RED TAPE, STUDY vs. LEARN, etc. 
        1. Phân biệt khi nào nói I WORRY (about something) và khi nào thì I'm WORRIED (about something)?
      2. Exaggeration & filler words: những cơ chế tạo [I] tones.
      3. A form of word play: double entendres

    5. Fun activity: dịch câu trích dẫn nổi tiếng: Gia đình là thứ tồn tại duy nhất. Những thứ khác có hay không, không quan trọng. (show Người Phán Xử)
    6. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần).

  7. Session 7
    1. Trước buổi học: 
      1. Tìm đáp án cho Class Challenge đã giao tại Session 3 (tìm cấu trúc liên quan đến Vietnam). 
        1. Giáo viên post thread liên quan trên FB lớp để học viên ONLINE tham gia ý kiến.
        2. Học viên OFFLINE sẽ in/ghi ra và nộp đáp án tại lớp để tránh nộp tiền phạt.

    2. Lead-in: Vocabulary management
      1. Sau 6 buổi đầu tiên, học viên bắt đầu cảm nhận được:
        1. Học từ vựng không chỉ cần biết nghĩa từ, mà còn cả loạt thông tin đi kèm.
        2. Tại sao Google dịch hiện không giúp gì nhiều trong vấn đề chuyển tải ý tưởng.
        3. Với khối lượng thông tin lớn như vậy của mỗi buổi học, làm sao có thể nhớ hết và sử dụng được khi cần?
      2. Bàn về
        1. active vs. passive vocabulary
        2. active vs. passive review
        3. Chiến lược để tăng hiệu quả của L2 active vocabulary development
      3. Sự cần thiết phải có một bộ nhớ ngoài: một cơ chế lưu từ với đầy đủ thông tin (từ definition, examples, collocations cho đến TMRND) có thể giúp người dùng chủ động tìm lại từ thích hợp khi cần.

    3. PVO theo hướng tiếp cận bottom-up: 
      1. Xuất phát từ những ví dụ cụ thể đã học trong lớp và hướng dẫn cách nhập vào PVO.
      2. Cách chọn associative concept(s), các dạng linking và chiều linking giữa concept-example & concept-concept
      3. Các basic principles trong việc thiết lập cây từ vựng
        1. Form Independence
        2. Core Message
        3. Intersection
        4. M:M
        5. Synonymy
        6. Metonymy
        7. Hypernymy
      4. Demo cách sử dụng & nhập liệu vào PVO (the web-based version)
    4. Cho đáp án của Class Challenge ở buổi 3.
      1. Học viên OFFLINE không trả lời được challenge nộp tiền phạt vào quỹ lớp.
      2. Ra đề cho Class Challenge tiếp theo: dịch một bài thơ tiếng Anh nhiều ý nghĩa liên quan đến Việt Nam
    5. PVO Practice:
      1. Tổng kết lại kiến thức vừa học & phát Summary handout
      2. Đề xuất chiến lược gồm 5 bước giúp lưu cấu trúc cần nhớ vào PVO
      3. Thực hành lưu từ với một loạt cấu trúc mà từ điển truyền thống sẽ xếp vào cùng một mục từ, qua đó thấy rõ khác biệt nền tảng trong cách lưu từ của PVO so với từ điển truyền thống.
      4. Những lưu ý còn lại trong việc sử dụng PVO

    6. Sau buổi học: 
      1. Xem clip Live Q&A No 2 trên FB lớp
      2. Cài đặt và thực hành sử dụng PVO theo hướng dẫn gửi kèm ở tư liệu bài (bao gồm cả Licence Code để đăng ký tài khoản trên hệ thống & link tới hướng dẫn sử dụng chi tiết)
      3. Sử dụng đúng email đã đăng ký học TẠP để tránh rủi ro sau này bị xóa tài khoản & dữ liệu do sử dụng hệ thống chưa được phép. PVO hiện tại chỉ dành cho học viên đã học TẠP, bất kể khóa nào.
      4. Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần).

  8. Session 8
    1. Trước buổi học: ôn tập kiến thức học ở buổi 7 về hệ thống PVO

    2. PVO Review
      1.  Review linking types (Example-Concept & Concept-Concept) và linking principles của PVO
      2. Xem một clip cảm động về cuộc chiến của các bác sĩ/bệnh nhân với Covid trong giai đoạn ác liệt nhất của pandemic này.
      3. Giáo viên tổng kết hàng loạt các cấu trúc cần nhớ và cho học viên biết bản thân mình sẽ link những cấu trúc này vào PVO như thế nào.
        1. Hoạt động này mang tính chất demo để học viên hiểu rõ hơn cơ chế linking của PVO.
        2. Học viên không nhất thiết phải link giống giáo viên mà nên theo tư duy linking của bản thân khi organize bộ nhớ ngoài này.

    3. Reading: kết thúc nốt bài đọc chính [1] của chủ đề SEX & GENDER
      1. Đi từng đoạn, kèm theo tổng kết cấu trúc và clips minh họa
    4. Lý thuyết từ vựng
      1. TMRND: tiêu biểu có PAIN vs. AGONY vs. PANG vs. PRICK; CONFIRM vs. SUBSTANTIATE vs. CORROBORATE (là nhóm từ thường xuất hiện trong văn tranh luận khi nêu bằng chứng), etc.
      2. Lối so sánh từ theo trường phái CogLing qua cặp BEFORE vs. IN FRONT OF (session 16 sẽ bổ sung thêm AHEAD OF)
        1. Sử dụng lược đồ phát triển ngữ nghĩa chi tiết của mỗi giới từ để giải thích:
          1. ngữ cảnh nào chỉ có thể dùng một trong 2 từ
          2. ngữ cảnh nào dùng được cả 2 thì sắc thái khác nhau như thế nào
    5. Fun activity: short quiz liên quan đến chuyển tải từ trong lĩnh vực mại dâm để gây quỹ lớp

    6. Sau buổi học: 
      1. Xem clip bổ trợ cho cấu trúc QUICKIE trên FB lớp
      2. Tiếp tục thực hành sử dụng PVO: lưu vào từ điển các cấu trúc được học trong lớp
        1. Đây là hoạt động xuyên suốt phần còn lại của khóa học và cả sau khi đã kết thúc lớp
      3. Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần).

  9. Session 9
    1. Trước buổi học: 
      1. Tra trước từ cho bài đọc chính [2] của chủ đề SEX & GENDER: Lost in paradise review
      2. Đọc trước bài đọc phụ tiếng Việt: Hot Boy nổi loạn không sex, sốc, giật gân
      3. Đọc qua và tra các cụm từ in đậm trong bài đọc phụ: Sex or money what makes you happier

    2. Main activity: bài đọc chính [2]
      1. Đi từng đoạn, kèm theo tổng kết cấu trúc và clips minh họa
      2. Xem một số trích đoạn phụ đề tiếng Anh của bộ phim Hotboy nổi loạn (được reviewed trong bài đọc chính) và nhận xét phần dịch phụ đề của bộ phim này.
    3. Lý thuyết từ vựng
      1. TMRND: tiêu biểu có SCHMALTZY vs. CORNY vs. HOKEY vs. CHEESY, PUT vs. PLACE vs. STICK, FIX vs. MAKE vs. COOK vs. PREPARE (a meal), ASPECT vs. RESPECT, WEAKNESS vs. SHORTCOMINGS, etc.
      2. Cultural schemas: 
        1. So sánh bài review về cùng bộ phim của hai nhà báo Việt vs. Mỹ để thấy khác biệt rõ rệt từ góc nhìn văn hóa: tại sao người Việt thấy cảm động mà người Mỹ lại thấy sến
        2. Tham khảo thêm một clip để thấy người Mỹ làm phim về đề tài đồng tính như thế nào.
        3. Rút ra bài học khi viết personal essay cho học bổng: khơi gợi cảm xúc và cuốn hút người đọc bản xứ, nhưng ko gây cảm giác sến súa.

    4. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần).

  10. Session 10
    1. Trước buổi học:
      1. Review sắp xếp tuyến tính bài đọc Những cánh hoa bay đã thực hiện
      2. Thực hiện Class Challenge đã giao tại Session 7 (dịch bài thơ But you didn't). 
        1. Giáo viên post thread liên quan trên FB lớp để học viên ONLINE tham gia ý kiến.
        2. Học viên OFFLINE sẽ in/ghi ra và nộp đáp án tại lớp để tránh nộp tiền phạt.

    2. Main activity: Dịch bài đọc chính
       
    3. Thu đáp án của Class Challenge.
      1. Học viên OFFLINE chưa  làm bài nộp tiền phạt vào quỹ lớp.
      2. Đọc một vài trả lời từ các khóa trước (những đáp án có giá trị "giải trí" nổi bật).
    4. Lead-in: chủ đề MYSTERY với vụ bí ẩn đầu tiên - The Dead Letter Mystery.
      1. Đây là vụ nhẹ nhàng nhất nhưng cũng lãng mạn nhất, tuy vẫn có giết người (bạn nào thích ngôn tình chắc xem đến cuối sẽ ngồi mơ màng một chút - mơ ngày có anh đến giết... trái tim mình).
      2. Chuẩn bị tâm lý cho các vụ tiếp nối ở những buổi sau với mức độ gay cấn, bất ngờ sẽ ngày càng tăng.
    5. Lý thuyết từ vựng
      1. TMRND: tiêu biểu có FATE vs. DESTINY, BRAVERY vs. COURAGE, IDEAL vs. CAUSE, BALANCE OUT vs. CANCEL OUT, PROPOSAL vs. PROPOSITION, etc.
      2. Cultural schemas: cases of superstition (mê tín dị đoan) trong văn hóa Việt vs. Mỹ. 
        1. Người Mỹ liệu có nói: nói trước bước không qua, trộm vía, nói dại mồm, hoặc nói ngược (điềm gở sẽ thành điềm may), v.v... hay không
        2. Nếu có thì họ nói thế nào? 

    6. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần).

  11. Session 11
    1. Main activity: chủ đề MYSTERY
      1. Vụ bí ẩn số 1:
        1. Trích từ một show kinh điển của Mỹ thập niên 90s, có tầm quan trọng nhất định trong văn hóa Mỹ giống như I Love Lucy.
        2. Show về 4 bà già sống với nhau một cuộc sống êm ả cho đến khi họ thấy mình ngẫu nhiên va phải một vụ giết người và 1 trong 4 bà trở thành nghi can chính.
        3. Đây là vụ khi xem, học viên sẽ cười nhiều hơn sợ.
      2. Vụ bí ẩn số 2:
        1. Liên quan tới một hình tượng kinh điển trong lịch sử trinh thám thế giới, nhưng được dàn dựng mới với cốt truyện mới. 
        2. Một vụ càng xem càng sợ. Học viên nữ chuẩn bị bám vào bạn nam bên cạnh. Học viên nam chuẩn bị "tay vịn" cho chắc (trừ khi bản thân cũng sợ đến mức... tay vịn đứng không nổi).

    2. Lý thuyết từ vựng
      1. TMRND: tiêu biểu có CLIENT vs. CUSTOMER, IMPORTANT vs. CRUCIAL vs. VITAL, ONLY vs. SOLELY, COMPLIMENTS OF vs. COURTESY OF, HAPPEN vs. TAKE PLACE, etc.
        1. Lưu ý: Chỉ ở chủ đề này học viên mới có cơ hội học 5 cách nói với sắc thái khác nhau của "xác chết" (hay tử thi, thây ma, thi hài v.v... trong tiếng Việt). Đây là một từ nhạy với TMRND trong cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Nếu dự tang lễ, mà hỏi "tử thi" hay tệ hơn "thây ma" quàn ở đâu?
      2. Sử dụng SUFFIXES để tạo các [F] words
      3. Cơ chế chuyển VP sang NP để tạo [F] & [A] structures
    3. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần).

  12. Session 12
    1. Main activity: tiếp tục Những Cánh Hoa Bay

    2. Class Challenge
      1. Đọc một số đáp án tiêu biểu của lớp cho challenge dịch thơ
      2. Đọc một số đáp án thuộc diện xuất sắc từ những khóa trước
      3. Ra đề cho Class Challenge tiếp theo
    3. Lý thuyết từ vựng
      1. TMRND: tiêu biểu có MORAL vs. ETHICAL, CHARACTER vs. PERSONALITY, DEADLY vs. DEATHLY, SWITCH vs. SWAP, BIASED vs. PARTIAL vs. PREJUDICED, etc.
      2. Sử dụng PREFIXES để tạo [F] words
    4. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần).

  13. Session 13
    1. Trước buổi học:
      1. Tra trước từ cho bài đọc chính của chủ đề MYSTERY: The mystery of the blue jar (part 1)
      2. Đọc qua và tra các cụm từ in đậm trong bài đọc phụ: The mystery of the blue jar (part 2)

    2. Main activity:
      1. Vụ bí ẩn số 1: qua bài đọc
        1. Truyện ngắn nguyên bản tiếng Anh của một tác giả cực kỳ tên tuổi trong làng trinh thám thế giới.
          1. Role play: yêu cầu một nữ sinh giọng cao đóng vai nạn nhân kêu cứu
        2. Học viên làm quen với register [L] và bắt đầu hình dung: ngôn từ viết truyện khác với viết báo hay bài luận IELTS thế nào.
        3. Xem một vài trích đoạn từ bộ phim dựng theo truyện ngắn trên.
        4. Lưu ý: Phần bài đọc được gửi trước cho vụ bí ẩn này sẽ dừng tại thời điểm gay cấn và hồi hộp nhất. Trừ khi bạn đã đọc truyện này rồi, đề nghị không vội vàng đi google xem cái kết thế nào. Bạn nào đã biết cái kết cũng tránh spoil bạn khác. Học viên cần duy trì trạng thái hồi hộp, thấp thỏm trước khi biết nút thắt cuối cùng. Điều này giúp việc hấp thu kiến thức tốt hơn, tương tự như kỹ thuật adrenalized implantation sẽ thảo luận ở chủ đề PSYCHOLOGY.
      2.  Vụ bí ẩn số 2: qua video
        1. Liên quan đến một kẻ giết người hàng loạt, thông minh nhưng rất tàn bạo.
        2. Vụ căng thẳng thần kinh nhất nhưng cũng gợi lên nhiều cảm xúc nhất. Học viên tự cảm nhận khi tới đoạn kết.
    3. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần).
  14. Session 14
    1. Trước buổi học: thử sắp xếp lại cấu trúc và dòng tuyến tính cho bài dịch tiếp theo Cháo thuốc độc ấm đêm cao nguyên đá

    2. Mai activity:
      1. Kết thúc Những Cánh Hoa Bay
      2. Bắt đầu Cháo thuốc độc ấm đêm cao nguyên đá
        1. Thực hiện Structural Transformation: sắp xếp tuyến tính tổng thể cả bài trước khi bắt đầu chuyển từng đoạn/từng câu.
          1. Phần xếp ý phức tạp hơn so với bài trước vì có liên quan đến thematic progression ở THIỂU
        2.  Dịch tiêu đề

    3. Lý thuyết từ vựng
      1. TMRND: tiêu biểu có HATE vs. DISLIKE vs. DETEST vs. LOATHE, DEPLORE vs. ABHOR vs. ABOMINATE, THROW vs. TOSS vs. CHUCK vs. FLING vs. HURL, TRY vs. STRIVE, LIBEL vs. SLENDER, ENSURE vs. INSURE vs. ASSURE, POISON vs. TOXIN vs. VENOM, etc.
      2. Việc chuyển đổi tone và mức độ formality trong các cấu trúc thể hiện mục đích (purpose) của hành động.
    4. Fun activity:
      1. Short quiz để gây quỹ lớp: dịch 1 câu trong bài đọc.
        1. Phần lớn học viên OFFLINE các khóa trước (bất kể trình độ) chết ở câu này nên đến lớp tốt nhất nhớ chuẩn bị sẵn 5K.
      2. Thảm họa dịch một số tiêu đề bài hát
    5. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần).
  15. Session 15
    1. Trước buổi học: Tra trước từ cho bài đọc chính của chủ đề PSYCHOLOGY: Priming (part 1)

    2. Main activity:
      1. Hoàn thành chủ đề MYSTERY, với kết cục của vụ bí ẩn về chiếc bình xanh
        1. Xem thêm một vài trích đoạn từ bộ phim liên quan
        2. Hoàn thành bài đọc liên quan đến phần kết. Để giữ bất ngờ, bài đọc này không được gửi trước cho học viên.
      2. Bắt đầu chủ đề PSYCHOLOGY
        1. Lead-in:
          1. Warm-up clip về tác dụng/tác hại (?) của phân tích tâm lý
          2. Sơ lược về cấu trúc não bộ đặc biệt là 3 lớp Reptilian, Limbic và Neocortex
          3. Bàn về giới hạn năng lực xử lý của bộ não
          4. Vai trò của vô thức so với ý thức
          5. Implications cho giáo viên dạy tiếng trong việc thiết kế bài giảng
        2. Reading: PRIMING (hiệu ứng kích hoạt) - một hiệu ứng chủ yếu nhằm vào phần vô thức của não bộ
          1. Kết với một clip tiêu biểu cho PRIMING - trong đó một đội các nhà tâm lý học thực hiện kỹ thuật adrenalized implantation để tác động đến não bộ và việc đưa ra quyết định của đối tượng.
          2. Đây là một clip từng được học viên bầu là eye-opening nhất trong toàn khóa học.
          3. Implications cho giáo viên dạy tiếng: một cách nôm na, não bộ của học viên cần chuyển trạng thái từ xi măng "khô" sang "ướt" - và ở trạng thái này, kiến thức tiếp nhận - như bàn tay ấn xuống bề mặt xi măng chưa khô - sẽ lưu lại ấn tượng/dấu vết sâu đậm, khó phai mờ theo thời gian.
    3. Lý thuyết từ vựng
      1. TMRND: tiêu biểu có GUTS vs. BOWELS vs. INTESTINES, PUNISHMENT vs. PENANCE, ACTION vs. ACT, etc.

    4. Sau buổi học: 
      1. Xem clip Live Q&A No 3 trên FB lớp
      2. Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần).
  16. Session 16
    1. Trước buổi học:
      1. Review sắp xếp tuyến tính bài đọc Cháo thuốc độc ấm đêm cao nguyên đá đã thực hiện
      2. Thực hiện Class Challenge giao tại Session 12 (giải nghĩa cụm từ 7 in the pool). 
        1. Giáo viên post thread liên quan trên FB lớp để học viên ONLINE tham gia ý kiến.
        2. Học viên OFFLINE sẽ in/ghi ra và nộp đáp án tại lớp để tránh nộp tiền phạt.

    2. Review: giải thích tại sao trong cụm từ a bright future IN FRONT OF/BEFORE/AHEAD OF us, AHEAD OF lại được dùng phổ biến nhất (vấn đề đã được nêu ra ở Session 8), sử dụng cognitive diagram phát triển cho AHEAD OF.

    3. Main activity: tiếp tục Cháo thuốc độc ấm đêm cao nguyên đá
      1. Phần sắp xếp ý cho đoạn tiếp theo của bài đọc sẽ ứng dụng triệt để mô hình chuyển đổi Rheme-Theme học ở THIỂU
    4. Lý thuyết từ vựng
      1. TMRND: tiêu biểu có HERE WE ARE vs. HERE WE GO vs. HERE YOU ARE vs. HERE YOU GO vs. THERE YOU GO, EXTEND vs. PROLONG vs. PROTRACT, INJURY vs. WOUND, LIVE vs. INHABIT, etc.
      2. Cultural schemas: cách dùng khi đo đếm CỦ, NẮM, MỚ, CÁI, MÓN v.v... trong tiếng Việt cũng như những lối chữa cảm mạo dân gian của người Việt như đánh cảm, cạo gió, xông, đắp chăn cho vã mồ hôi v.v... thì sang tiếng Anh sẽ xử lý thế nào.  
    5. Cho đáp án của Class Challenge
      1. Học viên OFFLINE không trả lời được challenge nộp tiền phạt vào quỹ lớp.
      2. Xem thêm một số clips minh họa cũng như một vài funny extra challenges liên quan.
      3. Ra đề cho Class Challenge tiếp theo: dịch một đoạn bài hát bolero. Đây là challenge khó nhất của khóa học.
    6. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần).
  17. Session 17
    1. Trước buổi học:
      1. Tra trước từ cho bài đọc chính của chủ đề PSYCHOLOGY: Priming (part 2)
      2. Đọc qua và tra các cụm từ in đậm trong bài đọc phụCatharsis

    2. Main activity: tiếp tục bài đọc Priming (part 2)
      1. Xem hàng loạt clips liên quan đến những hiện tượng/thí nghiệm tâm lý như Ultimatum Game, Metaphor & Memory Priming, Decoy Effect & Asymmetric Dominance, hay Anchoring Effect (mà người tiêu dùng thường xuyên mắc bẫy khi đi mua sắm)
      2. Thảo luận bài đọc phụ để hiểu tại sao những biện pháp như đập phá đồ hay trút lên đầu người khác chưa bao giờ là một kênh hiệu quả để giải tỏa bức xúc
    3. Lý thuyết từ vựng
      1. TMRND: tiêu biểu có REFUSE vs. REJECT, VENT vs. TAKE OUT ON, FEASIBLE vs. VIABLE, RESPECT vs. DIGNITY, etc.

    4. Sau buổi học: 
      1. Tham khảo bài đọc bổ sung: Brain Scans Confirm There's a Part of You That Remains 'You' Throughout Your Life trên FB lớp.
      2. Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần).
  18. Session 18
    1. Trước buổi học: review sắp xếp tuyến tính bài đọc Cháo thuốc độc ấm đêm cao nguyên đá đã thực hiện

    2. Main activity: hoàn thành Cháo thuốc độc ấm đêm cao nguyên đá

    3. Lý thuyết từ vựng
      1. Một số kỹ thuật tạo từ thông dụng như borrowing, compounding, blending, functional shift, back formation, abbreviation & split.
        1. Phần này đặc biệt có ý nghĩa với học viên quan tâm đến creative writing.
      2. TMRND: tiêu biểu có POSSIBLY vs. PROBABLY, SICK vs. ILL, CONTAGIOUS vs. INFECTIOUS, APPROVE vs. RATIFY, etc.
      3. Chuyển đổi loạt cấu trúc có lối ẩn dụ và/hoặc TMRND tương đồng với các cấu trúc CHẾT trong tiếng Việt như đi gặp ông bà ông vải, ngoẻo, chết thẳng cẳng, về với cát bụi, trút hơi thở cuối cùng, an giấc ngàn thu, về cõi vĩnh hằng, nằm dưới mấy tấc đất, thành người thiên cổ v.v... 
        1. Xem loạt clip minh họa.

    4. Fun activity: thảm họa dịch thuật liên quan đến một MC đình đám của truyền hình Việt Nam

    5. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần).
  19. Session 19
    1. Trước buổi học:
      1. Tra trước từ cho bài đọc chính của chủ đề PSYCHOLOGY: Priming (part 3)
      2. Đọc qua và tra các cụm từ in đậm trong bài đọc phụSubjective Validation

    2. Main activity: hoàn thành chủ đề PSYCHOLOGY
      1. Phần serious nhất trong chủ đề này: the power of situation (sức mạnh tình huống) khai thác sâu vào những mặt tối, cái thiện - cái ác trong mỗi con người.
      2. Bài đọc về Subjective Validation có thể coi là eye-opener cho ai còn tin vào bói toán, tử vi, tướng số.
        1. Xem clip một đội đặc nhiệm bóc mẽ một nhà "ngoại cảm" nổi tiếng
        2. Phân tích một số chiêu tâm lý mà các "thầy" thường dùng, điển hình là cold reading & hot reading
        3. Áp dụng vào "soi" màn bói bài của một "thầy" chuyên xem qua live-stream trên mạng.
      3. Thảo luận hiện tượng savant syndrome và tiềm năng khai phá phần vô thức của não để giúp con người phát triển đột biến năng lực của bản thân.
    3. Lý thuyết từ vựng
      1. TMRND: tiêu biểu có JUSTIFY vs. RATIONALIZE, DEADLY vs. FATAL vs. LETHAL, ABILITY vs. CAPACITY, etc.
        1. Nhóm từ DEADLY vs. FATAL vs. LETHAL as a case in point minh họa cho phương pháp phân biệt nhóm từ đồng nghĩa một cách hệ thống dựa trên underlying semantic differences, thay vì lối phân biệt theo ngữ cảnh cụ thể, rời rạc, lộn xộn (trộn lẫn chức năng ngữ pháp và ngữ nghĩa) khiến học viên khó nhớ, rất phổ biến trên mạng ngay cả ở các site học tiếng Anh uy tín như BBC English hay Cambridge.
           
    4. Fun activity: a short quiz gây quỹ lớp: chuyển sang tiếng Anh tiêu đề của một bài báo "Hải Phòng: Thầy cúng ly hôn với thầy bói vì nghi ngờ quan hệ bất chính với thầy lên đồng."

    5. Sau buổi học: 
      1. Xem clip Live Q&A No 4 trên FB lớp
      2. Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần).
  20. Session 20
    1. Trước buổi học: thử sắp xếp lại cấu trúc và dòng tuyến tính cho bài dịch tiếp theo Bí kíp nữ nhân

    2. Mai activity: chuyển dịch bài đọc chính
      1. Chủ đề được viết khá tuyến tính ngay từ bản gốc tiếng Việt nên sẽ không mất nhiều thời gian để sắp xếp.
      2. Do đã đến cuối khóa, giáo viên sẽ lược bớt thời gian phân tích cụm từ vựng để ưu tiên hơn cho việc xem clip.
    3. Lý thuyết từ vựng
      1. TMRND: tiêu biểu có DATE vs. COURT, JEALOUS vs. ENVIOUS vs. COVETOUS, STUPID vs. SILLY, etc.

    4. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần).
  21. Session 21
    1. Trước buổi học: tra trước từ cho bài đọc chính của chủ đề TIME TRAVEL: The Seventh Voyage (part 1)

    2. Main activity: tiếp cận TIME TRAVEL (cũng học ở TẠP I) theo một hướng khác. Trong khi TẠP I bàn về tính khả thi của time travel từ góc độ vật lý lượng tử, thì TẠP II khuyến khích trí tưởng tượng nếu một ngày time travel thành hiện thực.
      1. Đọc một chương trong cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nổi tiếng về tính sáng tạo và hài hước, liên quan đến những chuyến bay vũ trụ và hiện tượng vòng lặp thời gian
      2. Xem một câu chuyện qua video về việc phá án và bắt tội phạm khủng bố nhờ tận dụng vòng lặp thời gian

    3. Fun activity: Translation Relay 
      1. Lớp chia thành các nhóm nhỏ để thực hiện dịch chuyển tiếp: nhóm 1 dịch câu gốc từ Anh sang Việt rồi chuyển qua nhóm 2 (không được biết nội dung câu gốc) dịch ngược lại qua Anh. Quy trình này lặp lại thêm một lần nữa với nhóm 3 và 4 trước khi so sánh sản phẩm tạo ra cuối cùng với bản gốc. The results should be hilarious, as always.
      2. Nếu không đủ thời gian, giáo viên sẽ để học viên tự dịch một vòng rồi so sánh đáp án gốc và một vài "sản phẩm dịch" của các khóa trước đây.
      3. Xem các clips liên quan đến translation relay

    4. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần).
  22. Session 22
    1. Trước buổi học:
      1. Tra trước từ cho bài đọc chính của chủ đề TIME TRAVEL: The Seventh Voyage (part 2)
      2. Review sắp xếp tuyến tính bài đọc Bí kíp nữ nhân đã thực hiện
      3. Thực hiện Class Challenge đã giao tại Session 16 (dịch đoạn bài hát Ngoéo tay nhau thề). 
        1. Giáo viên post thread liên quan trên FB lớp để học viên ONLINE tham gia ý kiến.
        2. Học viên OFFLINE sẽ in/ghi ra và nộp đáp án tại lớp để tránh nộp tiền phạt.

    2. Main activity: 
      1. Hoàn thành bài đọc chủ đề TIME TRAVEL
      2. Hoàn thành Bí kíp nữ nhân

    3. Cho đáp án của Class Challenge
      1. Học viên OFFLINE không trả lời được challenge nộp tiền phạt vào quỹ lớp.
      2. Nhấn mạnh vào sự chuyển đổi metaphor văn hóa (những hình ảnh như ngoéo tay thề, đẹp duyên cau trầu, tát cạn biển Đông v.v...)
      3. Xem thêm một số clips minh họa liên quan
    4. Lý thuyết từ vựng
      1. TMRND: tiêu biểu có LITTER vs. RUBBISH, PROMISE vs. SWEAR, VOW vs. PLEDGE vs. OATH, etc.
      2. Cách thức tạo compound words để mô tả đặc điểm cơ thể
        1. Ứng dụng chuyển những cụm từ kiểu như: mũi cao/tẹt, tóc ngắn, mắt bồ câu, mắt nai, etc.
    5. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần).
  23. Sessions 23
    1. Trước buổi học:
      1. Tra trước từ cho bài đọc chính của chủ đề FITNESS: Intestinal tube [1]
      2. Đọc qua và tra các cụm từ in đậm trong bài đọc phụSaliva [1] & Macronutrients [2] 

    2. Main activity: xử lý bài đọc chính Intestinal tube
      1. Đi từng đoạn, dịch từng câu
        1. Phân tích academic style của tác giả: việc sử dụng kỹ thuật trộn tone và các analogies & metaphors để truyền tải thông tin khoa học đến đối tượng bạn đọc thông thường một cách dễ hiểu và dí dỏm.
      2. Đến phần MOUTH, thảo luận bài đọc phụ Saliva
      3. Hết phần STOMACH, xem phần 1 của Deadly Operation
      4. Tiếp tục phần SMALL INTESTINE
      5. Đến phần hấp thụ chất dinh dưỡng, thảo luận bài đọc phụ Macronutrients 
      6. Xem và thảo luận video về meat-based diet problems
        1. Dự kiến từ khóa sau: sử dụng Glossary để giải thích tóm tắt một số khái niệm. Chẳng hạn: những vấn đề đặc thù của meat-based diets như Heme iron overdose, TMAO precursor, Heterocyclic amines (HCAs) formation v.v.. để giúp học viên nắm được khi các chuyên gia trong clips bàn về vấn đề liên quan.
      7. Xem nốt phần 2 của Deadly Operation
      8. Bỏ qua phần tổng kết và giải thích cấu trúc trong lớp. Chỉ để thông tin trên slides. 

    3. Sau buổi học: 
      1. Tự xem lại lecture & review handouts về các cấu trúc cần nhớ chưa được giải thích trong lớp.
      2. Tham khảo thêm một bài mẫu về mixed-tone adademic style Pinworms trên FB lớp.
      3. Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu còn gì chưa hiểu).
  24. Session 24
    1. Trước buổi học:
      1. Tra trước từ cho các bài đọc chính của chủ đề FITNESS: Gut flora [2] & Gut brain [3]
      2. Đọc qua và tra các cụm từ in đậm trong loạt bài đọc phụ tiếp theo: Tonsillar immune tissue [3], Probiotics & Prebiotics [4], Gut Flora Overweight & Cholesterol [5], Link Between Highly Processed Foods and Brain Health [7], Eliminating bad bacteria [8]

    2.   Main activity: 
      1. Hoàn thành nốt bài đọc chính [1] từ buổi trước.
        1. Lần này chỉ đi tóm tắt ý chính
      2. Thảo luận nhanh bài đọc phụ [3] về hệ miễn dịch ở khu vòm họng và ruột thừa.
      3. Tổng kết một loạt vấn đề của chế độ ăn uống meat-based đã xem từ buổi trước và xem Cụm clip số 1 về giải pháp thay thế.
      4. Fun activity: Xem cụm clip số 2: tác dụng của chế độ ăn uống meat-based vs. plant-based với nam tính (manhood) của đàn ông.
        1. Ví dụ: nếu bạn vẫn tưởng lầm rằng đậu phụ làm tăng estrogen (và giảm nam tính), think again.
        2. Tự rút ra kết luận: đêm Valentine nên dẫn date đi ăn ở đâu.
      5. Thảo luận nhanh bài đọc chính [2] về hệ vi sinh đường ruột.
      6. Thảo luận nhanh bài đọc phụ [4] về probiotics & prebiotics
        1. Liên hệ tới việc dưỡng da và cân bằng hệ sinh thái trên da mặt đã bàn ở TẠP I.
      7. Thảo luận nhanh bài đọc phụ [5] về tác động của hệ vi sinh đường ruột đối với vấn đề tăng cân và cholesterol level.
        1. Xem cụm clip số 3 về good vs. bad cholesterol.
      8. Xem cụm clip số 4 về chế độ ăn uống để giảm cân. Có thật sự nên theo những chế độ kiểu Keto, Atkins hay Body type diet đang được quảng cáo đầy rẫy trên mạng?
      9. Xem cụm clip số 5 về vấn đề tập luyện để tăng cường sức khỏe và giúp duy trì cân nặng.
        1. Thảo luận bài đọc phụ Work-out statistics [6] về các chỉ số quan trọng nên tuân thủ khi tập luyện.
        2. Những chỉ số này không phụ thuộc vào hình thức tập cụ thể (chạy bộ, bơi lội, pilate, nâng tạ, aerobics hay khí công dưỡng sinh, etc.) và về cơ bản đều nằm trong khả năng thực hiện của người bình thường không bệnh nặng (bất kể tuổi tác, giới tính, thói quen hay quỹ thời gian luyện tập).
        3. Những chỉ số này nếu duy trì được, như các nghiên cứu đã chứng minh, có thể giúp tăng cường sức khỏe, hệ thống tim mạch, giảm cân và tiến tới là nâng cao tuổi thọ.
      10. Thảo luận nhanh bài đọc chính [3] về liên kết giữa não và đường ruột.
      11. Thảo luận nhanh bài đọc phụ [7] về tác động tiêu cực của thực phẩm siêu chế biến (ngoài những vấn đề đã được biết đến rộng rãi như tăng nguy cơ tiểu đường, béo phì và ung thư v.v...) với một khía cạnh chỉ gần đây mới được chú ý đến: sức khỏe của não bộ (khả năng tư duy, trầm cảm v.v...)
      12. Xem cụm clip số 6 về tuổi thọ:
        1. Những phát hiện khoa học mới nhất trong lĩnh vực này
        2. Điểm chung trong lối sống của những người thuộc nhóm centenarians.
      13. Xem cụm clip số 7 về final messages:
        1. Phản hồi của những trường hợp thành công trong việc chuyển đổi chế độ ăn uống
        2. Tầm quan trọng của hiểu biết về chủ đề này để nuôi dạy và tạo lối sống lành mạnh cho con cái
        3. Tiềm năng trợ giúp những người bệnh tật hoặc già cả trong gia đình cải thiện sức khỏe và (probably) sống thọ hơn.
      14. (chưa có thời gian thực hiện) Thảo luận nhanh bài đọc phụ [8] về xử lý vi khuẩn có hại và tầm quan trọng của việc duy trì trạng thái cân bằng vi khuẩn có ích/có hại (thay vì mạnh tay với disinfectant).
        1. Fun activity: minh họa cho điểm "Even harmful bacteria can be good for us" trong bài đọc, xem cụm clip số 8 về một tác dụng không ngờ tới của vi khuẩn bệnh giang mai.
      15. Bỏ qua phần tổng kết và giải thích cấu trúc trong lớp. Chỉ để thông tin trên slides. 
    3. Tổng kết lớp:
      1. Thảo luận việc nên tiếp tục như thế nào để phát triển từ vựng sau khóa học.
        1. Duy trì quá trình hấp thụ từ vựng by osmosis - thông qua tìm hiểu và nạp thông tin cần thiết sử dụng công cụ là tiếng Anh
      2. Phát bài hát chia tay

    4. Sau buổi học: 
      1. Tự xem lại lecture & review handouts về các cấu trúc cần nhớ chưa được giải thích trong lớp.
      2. Tự đọc bài đọc phụ chưa có thời gian thảo luận trong lớp.
      3. Tham khảo bảng tổng kết toàn bộ cấu trúc cần nhớ trong toàn khóa (in excel format)
      4. Đọc thông báo về thời hạn có thể xin lại các tài liệu và ghi âm (ở cuối lesson plan này).
      5. Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu còn gì chưa hiểu).
QUAN TRỌNG CUỐI CÙNG: kiểm tra cẩn thận các file ghi âm và handout đã có. Nếu thiếu tư liệu của session nào, liên lạc ngay với giáo viên để xin lại trong vòng 2 tuần kể từ khi hoàn thành khóa họcSau khoảng thời gian đó, chia sẻ tư liệu lưu trữ trên google drive có thể bị xóa bất kỳ lúc nào, và một khi đã xóa, học viên không có cách nào xin lại. Học viên cũng KHÔNG được phép post yêu cầu xin lại bài trong FB lớp.

Tham khảo thêm: 
Xin lại tài liệu khóa học bị thiếu hay mất https://vuenglishclass.blogspot.com/2021/09/mat-tai-lieu-cua-lop.html

Comments

Post a Comment

Popular posts from this blog

Class FAQ

Lịch đăng ký và khai giảng lớp mới

Chương trình học