Syllabus & Lesson plan của TẠP I

Lưu ý: nội dung dưới đây còn nhiều thay đổi & sẽ được cập nhật liên tục TRƯỚC mỗi buổi học. Toàn bộ nội dung chỉ được chốt tại thời điểm lớp học kết thúc. 

SUMMARY

A. Syllabus tổng thể
B. Lesson plan chi tiết cho từng buổi


A. SYLLABUS


B. LESSON PLAN

  1. Session 1
    1. Trước buổi học: học viên cần 
      1. Review đề test đầu vào của TẠP I, cả phần chuyển xuôi lẫn ngược
      2. Nghe lại bài giảng METHODS phần liên quan đến TẠP, chú ý đặc biệt tới
        1. Nguyên tắc nền tảng TMRND (tone, mode, register, nuance & dialect)
        2. Phần sắp xếp tuyến tính đề dịch ngược đã thảo luận
    2. Lead-in: 3 trường hợp cần chuyển ý từ Việt sang Anh
      1. Phân tích khác biệt về TMRND giữa chúng
      2. Yêu cầu học viên tự đưa ra đáp án phù hợp với TMRND cho mỗi trường hợp
      3. Cho đáp án chi tiết
        1. Sử dụng clip minh họa
        2. Tổng kết các cấu trúc quan trọng cần nhớ, cung cấp thêm TMRND clusters và ví dụ đi kèm (phục vụ cho việc lưu PVO sau này)
      4. Trong khi chữa đề, nhấn mạnh thêm những vấn đề sau
        1. Tầm quan trọng của khác biệt văn hóa
        2. Tính hiệu quả của Google dịch
        3. Mô phỏng lối sử dụng ngôn từ của người bản xứ qua clips
        4. Tone consistency
        5. Học từ theo lexical cluster
        6. Syntax↔TMRND interaction
        7. Kích hoạt hình ảnh khi chuyển tải ý tưởng
        8. Giải đáp câu hỏi về phương pháp phân biệt nhóm từ đồng nghĩa
          1. Case in point: sử dụng cognitive diagrams (spatial configuration) để so sánh HOLD vs. HUG vs. EMBRACE với cùng nghĩa ÔM trong tiếng Việt.
    3. Các nguyên tắc cơ bản khi chuyển tải ý tưởng giữa Việt & Anh
      1. TMRND: bàn sâu hơn một số vấn đề chưa nói ở METHODS
        1. Tri-fold approach to vocabulary acquisition
        2. TMRND intra-interaction: ví dụ I ↔ S, F ↔ A, hay O ↔ H
        3. Semantics↔TMRND interaction
          1. Case in point: NICE
        4. Nuance
          1. Case in point: GUESS vs. SUPPOSE vs. PRESUME vs. SURMISE
            1. Chiếu clips minh họa
        5. Tone identification techniques
          1. Điểm qua các kỹ thuật cơ bản
            1. Lexical sources 
            2. Context of usage
            3. Knowledge of syntax, pragmatics and morphology
          2. Áp dụng
            1. Xem loạt clips minh họa 
            2. Áp dụng kỹ thuật vừa bàn để 
              1. phân tích TMRND của một số cụm từ đáng chú ý trong clips
              2. kiểm nghiệm lại kết quả phân tích
      2. Literal translation vs. Context-sensitive core message
        1. Ví dụ hài hước về literal translation problems
          1. Trường hợp điển hình thường gặp ở trả lời test đầu vào (phần chuyển xuôi)
        2. Chuyển đổi cùng một cụm từ bề mặt theo các cách khác nhau tùy ngữ cảnh
          1. Ví dụ: dịch NHÌN ĐỂU
        3. Clips minh họa tầm quan trọng của ngữ cảnh khi chuyển dịch ý tưởng & tác hại của literal translation
      3. Cultural schemas
        1. Structural transformation
          1. Chuyển đổi VÒNG (Việt) ↔ TUYẾN TÍNH (Anh)
            1. Analogy: bát phở vs. xiên thịt nướng
            2. Áp dụng vào chuyển đổi cấu trúc đoạn dịch ngược trong test đầu vào (lướt qua vì đã thảo luận ở METHODS)
          2. Đặc thù cơ bản của hành văn tuyến tính: liên kết logic chặt chẽ trong phát triển ý tưởng
            1. Case in point: xử lý tuyến tính một đoạn văn (trích từ báo Việt) và sắp xếp lại TRƯỚC khi chuyển dịch sang English
            2. Các điểm cần chú ý
              1. Xử lý tuyến tính để xác định điểm gãy về logic & tuyến tính
              2. Khắc phục lỗ hổng logic
              3. Xây dựng kết nối liền mạch giữa các ý
                1. Áp dụng TP khi sắp xếp (dành riêng cho học viên đã học THIỂU)
              4. Giảm thiểu văn hóa "hô khẩu hiệu" (propaganda) của văn Việt
              5. Nắm được context-sensitive core message của ý tưởng cần chuyển
        2. Cultural differences
          1. Case in point: một câu nói đơn giản và cực kỳ thông dụng trong văn hóa Việt nhưng lại rất khó chuyển sang tiếng Anh
          2. Wrap-up: cách xử lý pseudo-foreign-language cases (a form of barbarism) 
            1. Sự khác biệt giữa American English vs. British English ở điểm này
            2. Clips minh họa
        3. Bài học rút ra: 
          1. TẠP không phải là lớp DỊCH & không chú trọng nguyên tắc TRUNG THÀNH với bản gốc. 
          2. Học viên, khi có ý tưởng (dù nói hay viết) cần chuyển sang ngôn ngữ đích tự nhiên, hợp lý (i.e., TMRND compatible) & dễ hiểu (i.e., culturally appropriate) với người đọc bản xứ.
          3. Nguyên tắc TRANSLATE the "WRITE" WAY
      4. Annotation: sẽ đi sâu hơn qua các ví dụ cụ thể ở những buổi sau
      5. Vocabulary management
        1. KHÔNG học thuộc lòng/chép list từ hoặc cố gắng nhớ càng nhiều từ càng tốt sử dụng mnemonic tips có thể tìm thấy đầy rẫy trên mạng
          1. Nguyên tắc trên áp dụng cả cho lượng lớn từ vựng được học trong TẠP 
        2. Tầm quan trọng của phát triển từ vựng CHỦ ĐỘNG (ACTIVE vocabulary development)
        3. Sự cần thiết của một BỘ NHỚ NGOÀI (EXTERNAL MEMORY) giúp
          1. Lưu tất cả những thông tin cần thiết khi học từ vựng như
            1. Definition + examples
            2. Synonyms + antonyms
            3. Collocations + other associative lexical clusters
            4. Idioms + phrases
            5. TMRND
            6. Cultural schemas & annotation 
          2. Tìm lại được cụm từ cần thiết khi muốn dùng
        4. Giới thiêu PVO - phiên bản Web-based (chưa có khi lớp METHODS được tổ chức)
          1. Tác dụng của phần mềm với chức năng bộ nhớ ngoài nói trên
          2. Giải thích sự khác biệt giữa cách tiếp cận ở TẠP I (top-down) vs. cách tiếp cận ở TẠP II (bottom-up) và việc kết hợp 2 lối tiếp cận này cho học viên một cái nhìn toàn diện và hiểu sâu hơn nguyên lý tổ chức từ vựng trong PVO sao cho khoa học và logic nhất.
    4. Phần kết
      1. Class materials & Organization
        1. Các chủ đề học trong TẠP I
        2. Các hoạt động tiếp thu kiến thức điển hình của lớp
        3. Syllabus & lesson plans, việc học BỔ SUNG những buổi bị lỡ hay học lại
        4. Cách thức review theo từng buổi và toàn khóa học
      2. Lối tiếp cận bài học của TẠP khác và giống thế nào so với NGỌNG & THIỂU từ góc độ conscious-unconscious learning.
        1. Giải thích vì sao lớp này giúp bạn bắt âm tốt hơn (theo hướng của NGỌNG) và viết tốt hơn (theo hướng của THIỂU)
      3. Bài tập về nhà và nội dung học tuần tới
      4. Final points: Loạt clips sử dụng các cấu trúc mang nghĩa NHIỀU, đa dạng về TMRND trong tiếng Anh
        1. Minh họa đủ sắc thái cảm xúc HỈ NỘ ÁI Ố mà học viên sẽ trải nghiệm ở TẠP. 
        2. Trích phản hồi của học viên cũ để chốt lại một điểm: Nếu NGỌNG giúp tăng khả năng bắt âm/phát âm, THIỂU tăng tư duy logic phát triển ý và hành văn tuyến tính, thì TẠP, ngoài tác dụng phụ trợ cho 2 lớp trên, chính là tăng hiểu biết & cảm nhận về ngôn từ để học viên dần thấm được cái đẹp & linh hoạt của ngôn ngữ Anh, tiến tới sử dụng nó sao cho tự nhiên nhất trong cả viết và nói, cả về lý tính lẫn cảm tính.
    5. Sau buổi học: 
      1. Đọc kỹ Hướng dẫn chuẩn bị các bài đọc của TẠP được gửi kèm theo tư liệu lớp. Hướng dẫn này áp dụng cho toàn bộ bài đọc được giao.
      2. Review nội dung vừa học buổi trước, đọc giải đáp thắc mắc của các bạn cùng lớp trong Q&A thread dành cho session tương ứng trên FB lớp, và thêm vào thắc mắc của bản thân (nếu có). 
        1. Đọc toàn bộ Q&A thread trước khi hỏi để tránh hỏi trùng lắp.

  2. Session 2:
    1. Trước buổi học:
      1. Ôn lại lần nữa cách xếp ý tuyến tính cho phần chuyển ngược test đầu vào đã giảng ở METHODS
      2. Đọc bài tham khảo Câu chuyện dịch thuật
    2. Lead-in: 
      1. Kiểm tra việc nhận handout bài giảng buổi 1
      2. Giải đáp thắc mắc và lưu ý tránh splitting hairs khi so sánh các nhóm từ đồng nghĩa
      3. Kết hợp kiến thức THIỂU (thiết lập nền móng và cơ cấu) + TẠP (chọn vật liệu) để tạo nên thành phẩm
    3. Main activity: chọn vật liệu cho phần chuyển ngược test đầu vào
      1. Từ vựng chủ đề chính (như RƯỢU, SAY, UỐNG, CHUỐC RƯỢU, ĐỒ NHẬU v.v...) & từ để phục vụ cho việc chuyển ý cụ thể trong bài test
        1. Tổng kết cấu trúc quan trọng cần nhớ
        2. Chiếu clips minh họa
        3. Cung cấp thêm TMRND clusters và ví dụ đi kèm
      2. Chú ý thêm các vấn đề sau
        1. Nắm bắt thông điệp cơ bản trước khi chuyển ngữ, từ ngắn gọn như NHẬU đến dài hơn như ÔNG BÀ TA CÓ CÂU hay KHÁCH ĐẾN NHÀ KHÔNG TRÀ THÌ RƯỢU
          1. Áp dụng để chuyển ngữ những cụm từ mới xuất hiện như ĐI BÃO
        2. Sử dụng từ khi trích dẫn luật
        3. Tại sao nên dùng chút đồ uống có cồn trước khi thi nói
    4.  Lý thuyết từ vựng
      1. Chuyển đổi theo Metaphor
        1. Cơ chế Rhyming khi tạo metaphor/simile trong English
      2. Khác biệt trong thể hiện cấp độ sắc thái giữa [I] vs. [F]
      3. Mix tones để tạo hiệu ứng
      4. Thảo luận bài Câu chuyện dịch thuật từ góc độ các nguyên tắc chuyển tải ý tưởng cơ bản đã tổng kết ở buổi 1
      5. TMRND: so sánh những cặp/nhóm từ thường khiến L2 learners bị lẫn. Ví dụ điển hình: INTOXICATED vs. INEBRIATED, FAITH vs. BELIEF, VISITOR vs. GUEST.
    5. Group activity (hoạt động nhóm để gây quỹ lớp): dịch tiêu đề bài thơ của Nguyễn Khuyến được trích dẫn trong test đầu vào 
      1. Giải pháp & tổng kết cấu trúc, thu tiền phạt
      2. Một số lỗi dịch hài hước của khóa trước
      3. Khác biệt văn hóa liên quan đến tang lễ và điếu văn
    6. Homework: ra đề cho Weekly Challenge đầu tiên của lớp
    7. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần).

  3. Session 3
    1. Trước buổi học:
      1. Xem lại lần nữa test đầu vào phần chuyển xuôi, tra cứu kỹ những cụm từ chưa thật sự hiểu rõ
      2. Tra trước từ cho bài đọc chính của chủ đề LANGUAGE: Can I put you on hold
        1. Lưu ý: chỉ cần tra từ chưa biết, chưa cần đọc hiểu cả bài. 
    2. Lead-in: điểm qua những cấu trúc học viên thường mắc sai lầm khi làm test đầu vào
    3. Main activity 1: chữa test đầu vào phần chuyển xuôi
      1. Tổng kết cấu trúc quan trọng cần nhớ, chiếu clips minh họa, cung cấp thêm TMRND clusters và ví dụ đi kèm
      2. Chú ý thêm các vấn đề sau
        1. Đa dạng về nghĩa của một mục từ ngay cả về cùng một đề tài (ví dụ 3 nghĩa khác nhau của DRY đều liên quan đến rượu)
      3. Fun activity: những lỗi dịch hài hước nhất của học viên khóa trước với phần chuyển xuôi
    4. Main activity 2: dịch bài Can I put you on hold 
      1. Lead-in: Giải thích một loạt cấu trúc mà tác giả liệt kê với cùng tính chất: thông dụng nhưng gây phản ứng tiêu cực khi gặp phải
      2. Đi từng đoạn, dịch từng câu, sau đó tổng kết cấu trúc kèm theo chiếu clip minh họa.
      3. Chú ý thêm các vấn đề sau
        1. Sự đa dạng về ngữ nghĩa của tone [I]
    5. Lý thuyết từ vựng:
      1. Tạo cấu trúc [F] bằng cách sử dụng định nghĩa khoa học của cụm từ [N]
      2. Tạo cấu trúc [I] thông qua các cơ chế abbreviation & shortening
      3. TMRND: so sánh những cặp/nhóm từ thường khiến L2 learners bị lẫn. Ví dụ điển hình: HARD vs. DIFFICULT, SIGN vs. SIGNAL, FELLOW vs. CO-, NEAR vs. CLOSE.
        1. Phương pháp phân biệt từ đồng nghĩa dựa vào mutually exclusive examples, từ đó suy luận ra spatial configurations
    6. Group activity (hoạt động nhóm để gây quỹ lớp): chuyển dịch 4 cụm từ từ Việt sang Anh, sử dụng những cấu trúc vừa học trong buổi 
      1. Giải pháp & tổng kết cấu trúc, thu tiền phạt
    7. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần).

  4. Session 4:
    1. Trước buổi học: 
      1. Đọc phần phụ đề dịch của VTV trong Làng Ven Đô, tự xác định lỗi.
      2. Tìm giải pháp cho first Class Challenge. 
        1. Giáo viên post video liên quan trên FB của lớp để học viên ONLINE tham gia ý kiến.
        2. Học viên OFFLINE sẽ in/ghi ra và nộp đáp án tại lớp để tránh nộp tiền phạt.
    2. Lead-in: giải đáp thắc mắc từ bài trước
    3. Main activity 1: Chữa nốt phần chuyển ngược test đầu vào Văn Hóa Nhậu
      1. Chuyển các cụm từ lẻ: tổng kết cấu trúc quan trọng cần nhớ, chiếu clips minh họa, cung cấp thêm TMRND clusters và ví dụ đi kèm
      2. Kết hợp chọn từ với sắp tuyến tính cấu trúc, đưa ra một version chuyển ngữ hoàn chỉnh
      3. Ví dụ về giải pháp dịch phần thơ nổi bật của một học viên khóa trước
      4. Chú ý thêm các vấn đề sau
        1. Áp dụng nguyên tắc Economy of language và một trường hợp ngoại lệ
    4. Giải đáp Challenge of the week
      1. Xem clip hoàn chỉnh & tổng kết cấu trúc
      2. Đáp án hài hước từ khóa trước
      3. Ra đề cho Challenge tiếp theo
    5. Main activity 2: Sửa lỗi dịch phụ đề của VTV trong trích đoạn Làng Ven Đô
      1. Xem clip nguyên bản tiếng Việt có phụ đề dịch tiếng Anh của VTV4
      2. Đi từng câu, phân tích lỗi dịch và đưa ra giải pháp thay thế
        1. Tổng kết cấu trúc quan trọng cần nhớ, chiếu clips minh họa, cung cấp thêm TMRND clusters và ví dụ đi kèm
        2. Chú ý thêm các vấn đề sau
          1. Kết nối ý giữa các câu thoại: giải quyết linking ngầm ẩn trong tiếng Việt khi chuyển sang tiếng Anh
    6. Lý thuyết từ vựng:
      1. Các nguồn lực từ vựng cần thiết, giúp tra cứu
        1. Định nghĩa
          1. Định nghĩa đời thường vs. định nghĩa khoa học
          2. Sử dụng định nghĩa tiếng Anh thay vì dịch ra tiếng Việt để hiểu từ
        2. Ví dụ minh họa chuẩn
        3. Từ đồng nghĩa/phản nghĩa
          1. Từ đơn lẻ vs. Cụm từ/thành ngữ/lối nói
        4. Tần số sử dụng, Register, Mode & Dialect
        5. Collocation
        6. Idioms/Fixed expression
          1. Những cụm từ, lối nói mới chưa được đưa vào từ điển chính thống
        7. Từ và thuật ngữ chuyên ngành
        8. Phụ tố (Affix): bao gồm tiền tố, hậu tố và trung tố
          1. Tương tác giữa Affix và TMRND kèm theo clip minh họa
        9. Từ viết tắt (Abbreviation)
        10. Tạo vần (Rhyming)
        11. Nguồn gốc và lịch sử từ vựng
      2. Hiện tượng sử dụng ngôn từ phức tạp trong lối nói [I] để tạo hiệu ứng 
        1. Clip minh họa và tổng kết cấu trúc
      3. Tạo cấu trúc [L] bằng đảo ngữ
      4. TMRND: so sánh những cặp/nhóm từ thường khiến L2 learners bị lẫn. Ví dụ điển hình: OLD vs. OLDEN, WHAT'S WRONG vs. WHAT'S WRONG WITH YOU, DRINK vs. SIP vs. SWIG vs. CHUG,  BOTHER vs. ANNOY vs. IRRITATE vs. EXASPERATE. 
        1. Ứng dụng Synecdoche-based analysis để phân biệt DELAY vs. POSTPONE
    7. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần).

  5. Session 5
    1. Trước buổi học:
      1. Tra trước từ cho bài đọc phụ của chủ đề LANGUAGE: English in Vietnam,  Don't get carried away, Can learning a new language stave off dementia
      2. Tra trước từ cho bài đọc chính của chủ đề POLITICS: No internet helps NK craft new cult of Kim Jong-un
    2. Lead-in: giải đáp thắc mắc về bài trước
      1. Nhấn mạnh lại nguyên tắc hiểu từ thông qua diễn giải tiếng Anh
      2. Phân biệt nghĩa cơ bản vs. nghĩa mở rộng khi phân biệt các nhóm từ đồng nghĩa
    3. Main activities: 
      1. Kết thúc bài Can I put you on hold 
      2. Thảo luận 3 bài đọc phụ của chủ đề LANGUAGE
        1. Với bài đọc phụ, không dịch từng câu. Chỉ thảo luận qua nội dung chính/những điểm quan trọng. Học viên nếu có thắc mắc thêm về cụm từ/câu/đoạn cụ thể nào, có thể đặt câu hỏi trong Q&A thread tương ứng.
        2. Tổng kết cấu trúc quan trọng cần nhớ, chiếu clips minh họa, cung cấp thêm TMRND clusters và ví dụ đi kèm
        3. Chú ý thêm các vấn đề sau
          1. Quan hệ giữa chức năng ngữ pháp và nghĩa của từ
          2. Phương thức hiện đại hóa vào những lối nói cổ như proverbs
        4. Fun activities
          1. Thêm ví dụ hài hước về English in Vietnam
          2. Clip minh họa quan hệ giữa khả năng "trì hoãn sự sung sướng" và sự phát triển sau này của trẻ
      3. Bắt đầu bài đọc chính No internet helps NK craft new cult of Kim Jong-un
        1. Dự kiến đi được 1/2 bài đọc này về phần dịch, nhưng tổng kết cấu trúc sẽ phải để sang buổi sau.
        2. Fun activity: interesting North Korea trivia qua clips
    4. Lý thuyết từ vựng:
      1. Cơ chế Synecdoche & Metonymy trong sử dụng từ vựng
        1. Tương tác giữa chúng và TMRND
      2. Các nguyên tắc cấu thành ngôn ngữ đường phố (street language)
      3. Tiếp tục vấn đề hiệu ứng của Mixed tone từ bài trước
      4. TMRND: so sánh những cặp/nhóm từ thường khiến L2 learners bị lẫn. Ví dụ điển hình: OCCASIONALLY vs. SOMETIMES vs. OFTEN, LEARN BY HEART vs. LEARN BY ROTE
    5. Sau buổi học: 
      1. Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần).
      2. Xem live Q&A No 1 trên FB lớp (tra cứu mục lục nếu không tìm thấy đường dẫn tới video)

  6. Session 6
    1. Lead-in: 
      1. Các thông tin cần lưu khi học từ vựng
        1. Tại sao Google Translation không đủ hữu ích
      2. Ghi nhớ từ vựng: 
        1. Lược đồ Ebbinghaus Forgetting Curve
        2. Nhận biết từ bị động vs. Sử dụng từ chủ động
          1. Các dạng hoạt động giúp tăng dần khả năng sử dụng từ chủ động
        3. Ôn từ chủ động vs. Ôn từ bị động
      3. Giải pháp đề xuất: kết hợp bộ nhớ ngoài + xử lý của não khi sử dụng từ chủ động
    2. Phần mềm quản lý từ vựng cá nhân PVO
      1. Overview: cơ chế tổ chức top-down của PVO
        1. Vocabulary Tree: mạng liên kết CONCEPTS & Examples.
        2. Hệ thống CONCEPTS
          1. Thông tin được gắn với CONCEPT
          2. Lựa chọn từ đại diện cho CONCEPT
            1. Form Independence principle
        3. Hệ thống Examples
          1. Thông tin được gắn với Example.
      2. CONCEPT-CONCEPT relations
        1. Các quan hệ cụ thể
          1. Association
          2. Type of
        2. Các nguyên tắc thiết lập quan hệ
          1. Permanent Association
          2. Directionality
            1. Tránh liên kết vòng 
            2. Đảo chiều quan hệ
          3. Hierarchy
            1. Tương tác giữa Hierarchy & Directionality
      3. Example-CONCEPT relations
        1. Các quan hệ cụ thể
          1. Nominal
          2. Agent
          3. Patient
          4. Action
          5. Described by
          6. Describing
          7. Idiom
          8. Other Phrase
        2. Các nguyên tắc thiết lập quan hệ
          1. Core Message
          2. M:M
          3. Intersection
          4. Hypernymy
          5. Metonymy
          6. Synonymy
        3. Undecided Category
      4. Demonstration: kết hợp xen kẽ việc giải thích khái niệm lý thuyết và demo nhập/tổ chức thông tin cụ thể vào PVO
        1. Nhập thông tin
        2. Thiết lập quan hệ 
        3. Chỉnh sửa thông tin đã nhập & quan hệ đã thiết lập
        4. Tìm cấu trúc cần thiết khi cần 
      5. Tổng kết các cấu trúc quan trọng dùng cho mục đích demo
        1. Chiếu clips minh họa, cung cấp thêm TMRND clusters và ví dụ đi kèm
    3. Lý thuyết từ vựng:
      1. Cơ chế tạo rhyming cho cấu trúc nói
    4. Sau buổi học: 
      1. Tạo tài khoản sử dụng trên PVO (nếu chưa có) với License Code được cung cấp trong file tư liệu của lớp.
        1. Lưu ý: Chỉ sử dụng email đã dùng đăng ký TẠP để login vào hệ thống, tránh bị xóa account do sử dụng không được phép.
      2. Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần).
        1. Lưu ý: chỉ nên đặt câu hỏi về PVO sau buổi số 7 (vì kha khá thắc mắc thường gặp sẽ được giải đáp ở buổi này)

  7. Session 7
    1. Trước buổi học: Review các khái niệm và cơ chế tổ chức thông tin PVO đã học
    2. Hoàn thành nốt phần lý thuyết PVO theo cấu trúc tương tự buổi trước.
    3. Review
      1. Vocabulary Tree: mạng liên kết CONCEPTS & Examples
        1. Các quan hệ CONCEPT-CONCEPT
        2. Các quan hệ Example-CONCEPT
        3. Các nguyên tắc thiết lập quan hệ
      2. Phản hồi của học viên cũ về lợi ích của PVO cũng như việc mở rộng PVO sang lưu các thông tin ngoài từ vựng.
    4. Thực hành tạo liên kết thông tin trong PVO 
      1. Thiết lập quan hệ giữa một số cặp CONCEPT cụ thể
      2. Thiết lập quan hệ giữa một số cặp Example-CONCEPT cụ thể
      3. Fun activity: thực hành nguyên tắc Core Message
        1. Xem loạt clip ngắn và lọc ra một số cấu trúc đáng chú ý
        2. Áp dụng Core Message principle để hiểu đúng thông điệp được truyền tải
        3. Xác định CONCEPT thích hợp để tạo liên kết
    5. Lý thuyết từ vựng:
      1. Cultural metaphors: so sánh/đối chiếu một số metaphor liên quan đến động vật giữa tiếng Việt & tiếng Anh
      2. TMRND: so sánh những cặp/nhóm từ thường khiến L2 learners bị lẫn. 
      3. Ứng dụng Synecdoche-based analysis để phân biệt COME vs. GO, EMOTION vs. FEELING, COOL vs. COLD.
        1. Quizzes củng cố bài
    6. Sau buổi học: 
      1. Thực hành sử dụng PVO bằng cách lưu dần dần toàn bộ cấu trúc đã học từ đầu khóa
        1. Hoạt động này kéo dài suốt quá học và tiếp tục sau khi học viên đã ra khỏi lớp
      2. Đặt mọi thắc mắc/vấn đề nảy sinh khi cài đặt, sử dụng và tổ chức thông tin trong PVO tại Q&A thread tương ứng của buổi học này.

  8. Session 8
    1. Trước buổi học: 
      1. Đọc lại phần phụ đề dịch của VTV trong Làng Ven Đô, cố gắng tự xác định thêm lỗi của phần bài chưa được sửa.
      2. Tìm giải pháp cho challenge dịch thơ, bài Do not stand by my grave
        1. Giáo viên post status liên quan trên FB của lớp để học viên ONLINE đưa ra giải pháp.
        2. Học viên OFFLINE sẽ in/ghi ra và nộp đáp án tại lớp để tránh nộp tiền phạt.
    2. Main activity: tiếp tục sửa lỗi dịch phụ đề của VTV trong trích đoạn Làng Ven Đô theo quy trình giống buổi trước
      1. Đi từng câu, phân tích lỗi dịch và đưa ra giải pháp thay thế
        1. Tổng kết cấu trúc quan trọng cần nhớ, chiếu clips minh họa, cung cấp thêm TMRND clusters và ví dụ đi kèm
    3. Giải đáp Challenge of the week
      1. Thu đáp án & tiền phạt
      2. Đáp án mẫu của giáo viên & một số đáp án hài hước từ khóa trước
      3. Hoàn cảnh ra đời & phần phổ nhạc cho bài thơ
      4. Ra đề cho Challenge tiếp theo
    4. Lý thuyết từ vựng:
      1. Tương tác giữa Semantics & TMRND
      2. TMRND: so sánh những cặp/nhóm từ thường khiến L2 learners bị lẫn. Ứng dụng Synecdoche-based analysis để phân biệt REGARDING vs. IN TERMS OF, COST vs. PRICE, RICH vs. WEALTHY, QUICK vs. FAST
    5. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần). Nhập và tổ chức dữ liệu vào PVO.

  9. Session 9
    1. Trước buổi học: 
      1. Xem lại phần đã dịch nhưng chưa tổng kết cấu trúc của bài No internet helps NK craft new cult of Kim Jong-un.
      2. Suy nghĩ nên xem lưu các cấu trúc được tô đậm trong bài vào PVO như thế nào
    2. Lead-in: giải đáp câu hỏi về 2 lối tiếp cận PVO và lý do phân chia 2 lớp TẠP
    3. Thực hành tạo liên kết thông tin trong PVO 
      1. Tổng kết cấu trúc cần nhớ trong phần dịch bài của buổi trước
        1. Chiếu clips minh họa, cung cấp thêm TMRND clusters và ví dụ đi kèm
      2. Demo liên kết từng cụm TMRND cụ thể cùng ví dụ liên quan vào PVO
        1. Củng cố việc áp dụng các nguyên tắc thiết lập quan hệ khi cần thiết
      3. Fun activity: thực hành nguyên tắc Core Message (phần 2)
        1. Xem loạt clip ngắn và lọc ra một số cấu trúc đáng chú ý
        2. Áp dụng Core Message principle để hiểu đúng thông điệp được truyền tải
        3. Xác định CONCEPT thích hợp để tạo liên kết
    4. Tiếp tục dịch bài No internet helps NK craft new cult of Kim Jong-un
      1. Đi từng đoạn, dịch từng câu, sau đó tổng kết cấu trúc kèm theo chiếu clip minh họa.
    5. Lý thuyết từ vựng:
      1. Tác động của Intonation/Stress lên Core Message được truyền tải
      2. Thay đổi tone của cấu trúc phức = giữ nguyên phần gốc [N] và biến đổi tương ứng tone phần ngọn
      3. TMRND: so sánh những cặp/nhóm từ thường khiến L2 learners bị lẫn. Ứng dụng Synecdoche-based analysis để phân biệt NIGHT vs. EVENING, SYMBOL vs. ICON vs. FIGURE, BOAST vs. SHOW OFF, LEGAL vs. LEGITIMATE vs. LAWFUL.
        1. Quizzes củng cố bài
    6. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần). Nhập và tổ chức cấu trúc cần nhớ vào PVO.

  10. Session 10
    1. Trước buổi học: 
      1. Đọc lại phần phụ đề dịch của VTV trong Làng Ven Đô, cố gắng tự xác định thêm lỗi của phần bài chưa được sửa.
      2. Đọc bài Chuyện tình Trịnh Công Sơn & Hồng Nhung, thử tự sắp xếp tuyến tính các đoạn trong bài.
    2. Main activity 1: hoàn thành sửa lỗi dịch phụ đề của VTV trong trích đoạn Làng Ven Đô theo quy trình giống buổi trước
    3. Giải đáp Challenge of the week (phần tiếp)
      1. Trích đọc một số đáp án ấn tượng của học viên khóa này
      2. Trích đọc một số đáp án xuất sắc của học viên khóa trước
    4. Main activity 2: bắt đầu dịch bài Chuyện tình Trịnh Công Sơn & Hồng Nhung
      1. Annotation về Trịnh Công Sơn & Hồng Nhung
      2. Xử lý đoạn số 1
        1. Xếp tuyến tính
          1. Group activity: các nhóm tự xếp
          2. Đưa giải pháp và phân tích hai phương án khác nhau
        2. Chuyển dịch từng ý trong dòng tuyến tính đã xếp
          1. Tổng kết cấu trúc quan trọng cần nhớ, chiếu clips minh họa, cung cấp thêm TMRND clusters & ví dụ đi kèm
      3. Xử lý đoạn số 2
        1. Xếp tuyến tính
          1. Phân tích kết nối giữa đoạn này với cả đoạn đi trước & đoạn đi sau, dẫn tới xáo trộn trong bố cục tổng thể
          2. Phân tích vấn đề về logic, linking và schema trong nội tại đoạn
          3. Đưa ra giải pháp sắp xếp cuối cùng, kết hợp xử lý mọi vấn đề nêu ở mục 2 
        2. Chuyển dịch từng ý trong dòng tuyến tính đã xếp theo quy trình tương tự như với đoạn số 1.
    5. Lý thuyết từ vựng:
      1. Cultural schema: văn hóa hát ru trong tiếng Anh
      2. TMRND: so sánh những cặp/nhóm từ thường khiến L2 learners bị lẫn. Ví dụ điển hình: SHOULD vs. OUGHT TO, ON HAND vs. IN HAND vs. AT HAND
        1. Sử dụng lược đồ Cognitive để giải thích khác biệt
          1. Case in point: lược đồ ngữ nghĩa của ON
        2. Quizzes củng cố bài
    6. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần). Nhập và tổ chức dữ liệu vào PVO.

  11. Session 11
    1. Trước buổi học:
      1. Tra từ cho bài đọc phụ chủ đề POLITICS: How one man escaped from North Korea
      2. Tra từ cho bài đọc chính của chủ đề TRAVEL: Can you trust your travel guidebook
    2. Review: tổng kết phương pháp so sánh nhóm từ đồng nghĩa dựa trên Synecdoche đã thực hiện ở các buổi trước & giải đáp thắc mắc liên quan
    3. Main activities:
      1. Hoàn thành dịch bài đọc chính No internet helps NK craft new cult of Kim Jong-un
        1. Đi từng đoạn, dịch từng câu, sau đó tổng kết cấu trúc kèm theo chiếu clip minh họa.
          1. Giải pháp của giáo viên khi lưu cấu trúc vào PVO
          2. So sánh khác biệt giữa PVO vs. từ điển truyền thống
      2. Thảo luận bài đọc phụ của chủ đề POLITICS
        1. Tổng kết cấu trúc quan trọng cần nhớ, chiếu clips minh họa, cung cấp thêm TMRND clusters và ví dụ đi kèm
        2. Fun activity: so sánh tuyên truyền chính trị ở Bắc Triều Tiên vs. Mỹ
          1. Case in point: Nancy Pelosi & her ice cream
      3. Bắt đầu bài đọc chính Can you trust your travel guidebook
        1. Đi từng đoạn, dịch từng câu, sau đó tổng kết cấu trúc kèm theo chiếu clip minh họa.
        2. Fun activity: Chuyến công du Việt Nam của 3 người Anh (phần 1)
    4. Lý thuyết từ vựng:
      1. Cấu trúc đảo ngữ trong register [L]
      2. Affixes & TMRND
        1. Vận dụng affixes trong register [A]
        2. Ngoại lệ: quan hệ giữa affixes & tone [I]
      3. Quá trình biến chuyển tone kèm theo thay đổi sắc thái & ý nghĩa ẩn dụ của một số cấu trúc thông dụng
        1. Case in point: lịch sử phát triển của SHIT 
      4. TMRND: so sánh những cặp/nhóm từ thường khiến L2 learners bị lẫn. Ví dụ điển hình: ANTICS vs. GIMMICK vs. SHTICK, LAZY vs. SHIFTLESS vs. LOAFING, JOURNEY vs. TRIP
    5. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần). Nhập và tổ chức dữ liệu vào PVO.

  12. Session 12
    1. Trước buổi học: 
      1. Xem lại bài Chuyện tình Trịnh Công Sơn & Hồng Nhung, thử tự sắp xếp tuyến tính các đoạn chưa được học.
    2. Main activity: tiếp tục chuyển dịch Chuyện tình Trịnh Công Sơn & Hồng Nhung
      1. Chuyển dịch từng ý trong dòng tuyến tính đã xếp ở buổi trước theo quy trình tương tự.
      2. Xử lý các đoạn còn lại
        1. Xếp tuyến tính
        2. Chuyển dịch từng ý trong dòng tuyến tính đã xếp
          1. Tổng kết cấu trúc quan trọng cần nhớ, chiếu clips minh họa, cung cấp thêm TMRND clusters & ví dụ đi kèm
    3. Lý thuyết từ vựng:
      1. TMRND của loanwords
      2. Diminutive/Augmentative forms & tương tác với TMRND
      3. Một vài đặc thù của PC lexis
      4. Phrasal verb redundancy & tương tác với TMRND
      5. Vấn đề với văn hóa "cám ơn trước"
      6. TMRND: so sánh những cặp/nhóm từ thường khiến L2 learners bị lẫn. Ví dụ điển hình: BELATED vs. TARDY, AID vs. ABET, ERROR vs. MISTAKE.
        1. Áp dụng synecdoche-based analysis khi thích hợp
        2. Quizzes củng cố bài
    4. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần). Nhập và tổ chức dữ liệu vào PVO.

  13. Session 13
    1. Trước buổi học:
      1. Tra từ cho bài đọc phụ chủ đề TRAVEL: Why I'll never return to Vietnam No eating no pooping
    2. Main activities:
      1. Hoàn thành dịch bài đọc chính Can you trust your travel guidebook
        1. Đi từng đoạn, dịch từng câu, sau đó tổng kết cấu trúc kèm theo chiếu clip minh họa.
        2. Hoạt động nhóm: chuyển dịch ý sử dụng một cấu trúc vừa được học.
          1. Các nhóm thua nộp tiền phạt vào quỹ lớp
        3. Fun activity: Chuyến công du Việt Nam của 3 người Anh (phần 2)
      2. Thảo luận bài đọc phụ Why I'll never return to Vietnam
        1. Tổng kết cấu trúc quan trọng cần nhớ, chiếu clips minh họa, cung cấp thêm TMRND clusters và ví dụ đi kèm
    3. Lý thuyết từ vựng:
      1. Sarcastic inversion
      2. TMRND: so sánh những cặp/nhóm từ thường khiến L2 learners bị lẫn. Ví dụ điển hình: SHOW vs. GIG vs. CONCERT, CHANCE vs. OPPORTUNITY, AT BEST vs. AT ONE'S BEST
        1. Áp dụng synecdoche-based analysis khi thích hợp
    4. Sau buổi học: 
      1. Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần). Nhập và tổ chức dữ liệu vào PVO.
      2. Xem live Q&A No 2 trên FB lớp (tra cứu mục lục nếu không tìm thấy đường dẫn tới video)

  14. Session 14
    1. Lead-in: Lie Detection Overview
      1. Vấn đề với test kiểm tra nói dối (polygraph)
      2. Kỹ thuật đọc mặt
        1. Ứng dụng: nhận biết phản ứng thật sự của thí sinh The Voice VN & The Bachelor US
    2. Main activities: Chủ đề này không có bài đọc. Thay vào đó, theo dõi video.
      1. Chia thành 3 phần chính
        1. The case of a bombing terrorist
        2. The case of an alleged sex buyer
        3. Other cases
      2. Với mỗi phần
        1. Xem video chính
          1. Phân tích các kỹ thuật cụ thể
          2. Thực hành áp dụng kỹ thuật vừa được xem
        2. Tổng kết cấu trúc quan trọng cần nhớ, chiếu clips minh họa, cung cấp thêm TMRND clusters và ví dụ đi kèm
    3. Lý thuyết từ vựng:
      1. Tạo [I] tone với job structure.
      2. TMRND: so sánh những cặp/nhóm từ thường khiến L2 learners bị lẫn. Ví dụ điển hình: BELIEVE vs. TRUST, CONTEMPT vs. DISDAIN vs. SCORN, KIND vs. TYPE vs. SORT, MORALITY vs. ETHICS, EMPLOY vs. HIRE vs. RECRUIT, HIRE vs. RENT, EACH vs. EVERY
        1. Áp dụng synecdoche-based analysis khi thích hợp
        2. Quizzes củng cố bài và đóng góp quỹ lớp
    4. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần). Nhập và tổ chức dữ liệu vào PVO.

  15. Session 15
    1. Trước buổi học:
      1. Tra từ cho bài đọc chủ đề SOCIOLOGY: bài đọc chính (Men are Mars women are Venus) & 2 bài đọc phụ (Men are from Mars, Women are from Venus & You just don't understand)
    2. Main activities:
      1. Thảo luận nốt bài đọc phụ Why I'll never return to Vietnam
        1. Tổng kết cấu trúc quan trọng cần nhớ, chiếu clips minh họa, cung cấp thêm TMRND clusters và ví dụ đi kèm
      2. Sang đề tài Sociology, tập trung vào khác biệt nam-nữ trong ứng xử 
        1. Lead-in: clips minh họa góc nhìn khác biệt giữa nam vs. nữ trong cùng một vấn đề
        2. Thảo luận nhanh bài đọc phụ Men are from Mars, Women are from Venus
        3. Dịch phần 1 bài đọc chính Men are Mars women are Venus
          1. Annotation về Sandro Botticelli & bức họa Venus and Mars
          2. Đi từng đoạn, dịch từng câu, sau đó tổng kết cấu trúc kèm theo chiếu clip minh họa.
        4. Thảo luận phần 1 bài đọc phụ You just don't understand
          1. Bàn về khác biệt ở khía cạnh
            1. Status vs. Support
            2. Independence vs. Intimacy
          2. Loạt clip minh họa cho các luận điểm trên
          3. Kết quả thử nghiệm khác biệt nam nữ thực hiện trên chính học viên TẠP các khóa trước
    3. Lý thuyết từ vựng:
      1. Chuyển dịch khẩu hiệu giữa Việt vs. Anh: Parallelism vs. Linearity & Dependency
      2. TMRND: so sánh những cặp/nhóm từ thường khiến L2 learners bị lẫn. Ví dụ điển hình: WEAR vs. DRESS 
        1. Áp dụng synecdoche-based analysis khi thích hợp
        2. Quizzes củng cố bài và đóng góp quỹ lớp
    4. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần). Nhập và tổ chức dữ liệu vào PVO.

  16. Session 16
    1. Trước buổi học: tìm giải pháp cho challenge dịch tục ngữ đã cho ở buổi 8 
      1. Giáo viên post status liên quan trên FB của lớp để học viên ONLINE đưa ra giải pháp.
      2. Học viên OFFLINE sẽ in/ghi ra và nộp đáp án tại lớp để tránh nộp tiền phạt.
    2. Main activities
      1. Hoàn thành Chuyện tình Trịnh Công Sơn & Hồng Nhung: chuyển dịch từng ý trong dòng tuyến tính đã xếp ở buổi trước theo quy trình tương tự.
      2. Hoàn thành chủ đề Lie Detection
      3. Với mỗi phần: tổng kết cấu trúc quan trọng cần nhớ, chiếu clips minh họa, cung cấp thêm TMRND clusters và ví dụ đi kèm
      4. Final fun activity: tìm hiểu và thử nghiệm một kỹ thuật phát hiện nói dối chưa được đề cập trong bài lên một bạn nam của lớp.
        1. Kiểm tra lại những câu trả lời đáng nghi ngờ, sử dụng một home version of a polygraph test.
    3. Giải đáp Challenge of the week
      1. Thu đáp án & tiền phạt
      2. Đáp án mẫu của giáo viên
        1. Bàn thêm về nguyên tắc chuyển dịch tục ngữ
        2. Bổ sung thêm cấu trúc & clips minh họa
    4. Lý thuyết từ vựng:
      1. Chuyển đổi chức năng ngữ pháp (Functional Shift) & mối quan hệ với TMRND
      2. Subjunctive mood: chiều hướng sử dụng & mối quan hệ với TMRND
      3. Các hình thức đảo ngữ & mối quan hệ với TMRND
        1. Exclamatory
        2. Negative
        3. Conditional
      4. Metaphor conversion từ góc nhìn cultural schema
      5. TMRND: so sánh những cặp/nhóm từ thường khiến L2 learners bị lẫn. Ví dụ điển hình: BY ONESELF vs. ON ONE'S OWN, LAST vs. FINAL vs. ULTIMATE, DENOTE vs. CONNOTE, COLOR vs. HUE vs. SHADE.
        1. Áp dụng synecdoche-based analysis khi thích hợp
        2. Quizzes củng cố bài và đóng góp quỹ lớp
    5. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần). Nhập và tổ chức dữ liệu vào PVO.

  17. Session 17
    1. Main activities: hoàn thành chủ đề Sociology
      1. Dịch phần 2 bài đọc chính Men are Mars women are Venus
        1. Đi từng đoạn, dịch từng câu, sau đó tổng kết cấu trúc kèm theo chiếu clip minh họa.
      2. Thảo luận phần 2 bài đọc phụ You just don't understand
        1. Bàn về khác biệt ở khía cạnh
          1. Advice vs. Understanding
          2. Information vs. Feeling
        2. Loạt clip minh họa cho các luận điểm trên
        3. Tổng kết cấu trúc cần nhớ của toàn bộ bài đọc phụ
    2. Lý thuyết từ vựng:
      1. TMRND: so sánh những cặp/nhóm từ thường khiến L2 learners bị lẫn. Ví dụ điển hình: REGRET vs. REMORSE, RESULT vs. EFFECT, CANDID vs. HONEST, STUBBORN vs. OBSTINATE vs. DOGGED 
        1. Áp dụng synecdoche-based analysis khi thích hợp
        2. Quizzes củng cố bài và đóng góp quỹ lớp
    3. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần). Nhập và tổ chức dữ liệu vào PVO.

  18. Session 18
    1. Trước buổi học: 
      1. Đọc bài Khởi Động Bảo Hiểm Thất Nghiệp, thử tự sắp xếp tuyến tính nội dung bài.
    2. Main activity: bắt đầu dịch bài Khởi Động Bảo Hiểm Thất Nghiệp
      1. Thảo luận cách dịch tiêu đề
      2. Đi theo từng đoạn, với mỗi đoạn
        1. Xếp tuyến tính khi cần thiết
          1. Thảo luận một vài công thức xếp tuyến tính thường dùng khi chuyển ý từ Việt sang Anh
        2. Chuyển dịch từng ý trong dòng tuyến tính đã xếp
        3. Tổng kết cấu trúc quan trọng cần nhớ, chiếu clips minh họa, cung cấp thêm TMRND clusters & ví dụ đi kèm
      3. Fun activities
        1. Clip bổ sung về khác biệt nam nữ chưa kịp xem từ chủ đề Sociology
        2. Clip về một vụ giết người mà kẻ giết người dường như đến từ... kiếp trước. Qua đó tìm hiểu thêm về hệ thống luật xét xử của Mỹ.
    3. Lý thuyết từ vựng:
      1. Reduplication
      2. TMRND: so sánh những cặp/nhóm từ thường khiến L2 learners bị lẫn. Ví dụ điển hình: FROM vs. SINCE, INCLUDE vs. CONSIST OF vs. CONSTITUTE, INCLUDE vs. CONTAIN, START vs. BEGIN, STOP vs. END vs. FINISH vs. COMPLETE, FORMER vs. EX-, OVERSEAS vs. FOREIGN 
        1. Áp dụng synecdoche-based analysis khi thích hợp
        2. Quizzes củng cố bài và đóng góp quỹ lớp
    4. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần). Nhập và tổ chức dữ liệu vào PVO.

  19. Session 19
    1. Trước buổi học:
      1. Tra từ cho bài đọc chính chủ đề HUMOR: Difference Between American and British Humor
    2. Main activity
      1. Lead-in: một ví dụ điển hình cho hài Anh
      2. Dịch bài đọc chính
        1. Đi từng đoạn, dịch từng câu, sau đó tổng kết cấu trúc kèm theo chiếu clip minh họa.
      3. Fun activities:
        1. Clips về văn hóa nuôi dưỡng của người Mỹ và khác biệt nổi bật so với người Anh
        2. Thêm clips minh họa chất hài Anh và khác biệt so với hài Mỹ
    3. Lý thuyết từ vựng:
      1. TMRND: so sánh những cặp/nhóm từ thường khiến L2 learners bị lẫn. Ví dụ điển hình: MODEST vs. HUMBLE, ARROGANT vs. CONCEITED, IMPOLITE vs. RUDE,  ALLOW vs. PERMIT vs. LET, PERMIT vs. LICENSE, DRAW vs. TIE 
        1. Áp dụng synecdoche-based analysis khi thích hợp
        2. Quizzes củng cố bài và đóng góp quỹ lớp
    4. Group activity (hoạt động nhóm để gây quỹ lớp): chuyển dịch 4 cụm từ từ Việt sang Anh, sử dụng những cấu trúc vừa học trong buổi 
      1. Giải pháp & thu tiền phạt
    5. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần). Nhập và tổ chức dữ liệu vào PVO.

  20. Session 20
    1. Trước buổi học:
      1. Tra từ và đọc trước Glossary (toàn bộ trang 1) của chủ đề TIME TRAVEL
    2. Lead-in:
      1. Introduction to Time Travel
      2. Bàn về tích lũy từ vựng qua Content-based approach
        1. Lưu từ trong quá trình content self-reading
        2. Phát triển cảm nhận từ by osmosis
    3. Main activity:
      1. Cấu trúc vũ trụ
        1. Hệ thống sao, thiên hà nói chung và dải Ngân Hà nói riêng
        2. Hiệu ứng Doppler & hiện tượng vũ trụ giãn nở
          1. Cơ chế giãn nở theo không gian (giải thích qua mô phỏng đoàn người ôm quả bóng), dẫn tới tại sao vật thể càng xa chúng ta dường như "bay" càng nhanh (năng lượng giãn nở không gian này, còn gọi là Dark Energy, sẽ bàn đến ở phần 2)
        3. Ứng dụng time travel: đi ngược thời gian tìm về khởi nguyên của vũ trụ: vụ nổ Big Bang.
          1. Vài dữ liệu thú vị về Big Bang (not BIG and not so much a BANG)
      2. Time Travel in principle
        1. Di chuyển theo thời gian như chiều thứ 4 trong hệ kết hợp không gian-thời gian
          1. Fun activity: mô hình time machine đầu tiên xuất hiện trên phim ảnh
        2. Worm-hole & việc tạo vết rách trên space-time sheet (i.e., tạo đường tắt thông qua a higher space-time dimension)
      3. Time Travel to the Past
        1. Nghịch lý tất yếu 
          1. Ví dụ kinh điển: the Grandfather paradox
        2. Fun activity: câu chuyện giáo sư vật lý sáng tạo ra time machine để quay về quá khứ cứu bạn gái khỏi chết vì tai nạn nhưng không thành công - cô gái vẫn tiếp tục chết, không dưới hình thức này thì hình thức khác
        3. Các giả thuyết thay thế để giải quyết vấn đề nghịch lý
          1. Quan điểm thận trọng
          2. Thuyết thế giới song song
            1. Double-slit experiment: chuyển động dạng sóng của vi hạt (khả năng xuất hiện đồng thời tại tất cả các vị trí có thể) chuyển thành dạng hạt (chỉ xuất hiện ở một vị trí nhất định tại một thời điểm) khi bị quan sát 
            2. Schrodinger's cat phenomenon: minh hoạ cho Superposition Principle
            3. Thuyết parallel worlds: khi mọi trạng thái có thể cùng tồn tại song song collapse về một trạng thái duy nhất, cùng một phiên bản nhân vật ở 2 thế giới song song có thể quan sát thấy hai trạng thái khác nhau. Nói cách khác, khi một sự việc có nhiều khả năng hay kết cục khác nhau, sẽ nảy sinh nhiều thế giới song song tương ứng với tất cả các khả năng đó.
          3. Áp dụng các thuyết nói trên để giải thích nghịch lý
      4. Tổng kết cấu trúc quan trọng cần nhớ, cung cấp thêm TMRND clusters & ví dụ đi kèm. Chiếu một series clip tổng hợp liên quan.
      5. Final fun activity: a time-travel paradox - cậu trai đi về quá khứ và gặp mẹ trước khi mẹ yêu bố. Rốt cuộc mẹ lại thích cậu chứ không thích bố...
    4. Lý thuyết từ vựng:
      1. Ôn lại nguyên lý Intersection của PVO khi lưu nhóm danh từ chỉ tập hợp
      2. TMRND: so sánh những cặp/nhóm từ thường khiến L2 learners bị lẫn. Ví dụ điển hình: REVERSE vs. INVERT
        1. Áp dụng synecdoche-based analysis khi thích hợp
        2. Quizzes củng cố bài và đóng góp quỹ lớp
    5. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần). Nhập và tổ chức dữ liệu vào PVO.

  21. Session 21
    1. Trước buổi học:
      1. Tra từ và đọc trước Glossary phần còn lại (toàn bộ mặt 2) của chủ đề TIME TRAVEL
    2. Lead-in: Scientists and the time machine
    3. Main activity: Time travel to the future
      1. Hiện tượng biến đổi tốc độ dòng chảy thời gian do tác động của lượng vật chất
      2. Black hole: 
        1. Các đặc tính quan trọng
        2. Tận dụng black hole để travel vào tương lai
        3. Vai trò của black hole trong quá trình hình thành và tàn lụi của vũ trụ
        4. Dẫn tiếp tới vấn đề Dark Energy & Dark Matter
          1. Thảo luận nhanh bài đọc phụ A tantalizing ‘hint’ that astronomers got Dark Energy all wrong
        5. Fun activities:
          1. Tại sao Sheldon so sánh vợ chưa cưới của mình với Dark Matter
          2. Điều gì xảy ra khi bạn đứng tại event horizon của black hole
      3.  Light speed: vận tốc giới hạn của vũ trụ
        1. Cơ chế tạo ánh sáng
        2. Higgs field & phương trình của Einstein: tại sao không vật thể nào trong vũ trụ của chúng ta có thể chuyển động với vận tốc vượt vận tốc ánh sáng
        3. Tại sao di chuyển gần vận tốc ánh sáng giúp đi vào tương lai
          1. Time dilation & Space contraction
          2. Bay vào tương lai qua du hành vũ trụ
        4. Giải pháp khắc phục hạn chế tốc độ di chuyển nói trên: the Warp Drive (động cơ bóp không gian)
      4. Những vấn đề đáng chú ý khác:
        1. Liệu có "đấng sáng tạo" ra vũ trụ không?
          1. Các hằng số được thiết lập cho vũ trụ của chúng ta (ví dụ tại sao vận tốc ánh sáng lại đúng là 186,000 miles/sec mà không phải con số nào khác): thông số này do yếu tố/thế lực nào quyết định?
          2. Thuyết vũ trụ mở rộng Inflationary Cosmology - tồn tại song song của đa vũ trụ độc lập với nhau và với hệ thống hằng số được thiết lập riêng
        2. Tại sao time travel hoặc travel với vận tốc lớn quyết định sự tồn vong của loài người khi hệ mặt trời tất yếu sẽ tàn lụi
      5. Tổng kết cấu trúc quan trọng cần nhớ, cung cấp thêm TMRND clusters & ví dụ đi kèm
    4. Final fun activities
      1. Khái niệm Time Loop, mình họa bởi một câu chuyện thú vị và lãng mạn về một đôi tình nhân sa vào vòng xoáy thời gian.
      2. Bộ não trong việc nhận thức tính tương đối của dòng chảy thời gian: tại sao não cũng có khả năng time travel ở góc độ nào đó.
    5. Lý thuyết từ vựng:
      1. Tạo pronominal adverbs qua kết hợp prepositional adverb + locative adverb & mối quan hệ với TMRND
    6. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần). Nhập và tổ chức dữ liệu vào PVO.

  22. Session 22
    1. Trước buổi học:
      1. Tra từ cho các bài đọc phụ chủ đề SKINCARE: Exactly how your skin changes in your 40s, 50s, and 60s; Does drinking collagen supplements actually do anything for your skin?; & How fake science sells wellness
    2. Lead-in: 
      1. Khởi nguồn của chủ đề Skincare
      2. So sánh, kết hợp và cân bằng giữa Skincare vs. Fitness theo nhu cầu và độ tuổi
        1. Thảo luận qua bài đọc phụ: Exactly how your skin changes in your 40s, 50s, and 60s
    3. Main activity: 
      1. Motivations
        1. Hiệu quả sử dụng skincare với bản thân giáo viên theo từng giai đoạn
        2. Với những người da sớm có vấn đề
        3. Với những người làn da không tì vết
        4. Với nam giới
          1. Với nam giới đã có vợ/bạn gái (hoặc cả 2)
      2. Misconceptions: sai lầm điển hình trong việc tìm hiểu & lựa chọn sản phẩm Skincare
        1. Với mỗi sai lầm
          1. Xen kẽ giữa clip phổ cập kiến thức và thảo luận sâu hơn những điểm quan trọng. 
          2. Thảo luận bài đọc phụ liên quan (nếu có)
        2. Các vấn đề cần chú ý thêm
          1. Skin multi-layer structure
          2. Bioavailability & technologies for delivering and preserving active ingredients
          3. Công cụ giúp đánh giá hiệu quả và an toàn sản phẩm
        3. Tổng kết cấu trúc quan trọng cần nhớ, chiếu clips minh họa, cung cấp thêm TMRND clusters & ví dụ đi kèm
      3. Case studies
        1. Deaura
        2. La Prairie
        3. La Mer
        4. Clarisonic
        5. SK-II
        6. Lancome
        7. Edally
        8. Neutrogena
      4. Skincare philosophy: 6 nguyên tắc cơ bản để phát triển một chế độ skincare cho bản thân
        1. Wrap-up: Skincare vs. Language Learning
    4. Fun activities
      1. Make-over tricks dành cho nam giới
    5. Lý thuyết từ vựng:
      1. TMRND: so sánh những cặp/nhóm từ thường khiến L2 learners bị lẫn. Ví dụ điển hình: HONEST vs. SINCERE, RESEARCH vs. STUDY
        1. Áp dụng synecdoche-based analysis khi thích hợp
    6. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần). Nhập và tổ chức dữ liệu vào PVO.

  23. Session 23
    1. Trước buổi học:
      1. Tra từ cho bài đọc phụ chủ đề HUMOR: The Locked Room
    2. Main activity 1: hoàn thành bài Khởi Động Bảo Hiểm Thất Nghiệp
      1. Đi theo từng đoạn theo quy trình tương tự buổi trước
        1. Xếp tuyến tính khi cần thiết
          1. Thảo luận một vài công thức xếp tuyến tính thường dùng khi chuyển ý từ Việt sang Anh
        2. Chuyển dịch từng ý trong dòng tuyến tính đã xếp
        3. Tổng kết cấu trúc quan trọng cần nhớ, chiếu clips minh họa, cung cấp thêm TMRND clusters & ví dụ đi kèm
      2. Một số điều cần chú ý
        1. Khác biệt trong cách trích dẫn điều luật giữa Việt vs. Anh
    3. Thảo luận bài đọc phụ The Locked Room
      1. Tổng kết cấu trúc quan trọng cần nhớ, cung cấp thêm TMRND clusters & ví dụ đi kèm
    4. Main activity 2: xử lý chuyển dịch một số câu nói nổi tiếng trong văn học Việt Nam (trích từ nội dung Final Review của toàn khóa học)
      1. Với mỗi câu cần chuyển dịch
        1. Thảo luận về core message và TMRND
        2. Cung cấp đáp án mẫu
        3. Tổng kết cấu trúc quan trọng cần nhớ, chiếu clips minh họa, cung cấp thêm TMRND clusters & ví dụ đi kèm
    5. Lý thuyết từ vựng:
      1. TMRND: so sánh những cặp/nhóm từ thường khiến L2 learners bị lẫn. Ví dụ điển hình: VOLUNTARY vs. WILLING, REVENGE vs. AVENGE
        1. Áp dụng synecdoche-based analysis khi thích hợp
    6. Sau buổi học: Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần). Nhập và tổ chức dữ liệu vào PVO.

  24. Session 24
    1. Trước buổi học:
      1. Tra từ và đọc qua nội dung 10 bài đọc phụ chủ đề SKINCARE đã gửi từ buổi học trước. 
    2. Lead-in: Intrinsic vs. Extrinsic aging
    3. Main activity: phát triển một skincare routine phù hợp với nhu cầu cá nhân 
      1. Các bước chính
        1. Cleansing
        2. Toning
        3. Sun protection
        4. Exfoliation
        5. Anti-oxidation
        6. Topical prebiotic/probiotic
        7. Moisturizing
        8. Acne treatment
        9. Skin lightening
        10. Tech-based treatment
      2. Với mỗi bước, thảo luận
        1. Vai trò trong việc ngăn ngừa vs. chữa trị các vấn đề về da, cũng như trong quá trình chống lão hóa từ bên ngoài
        2. Nguyên lý hoạt động, tác dụng
        3. Các hoạt chất quan trọng cần lưu ý
          1. Mức độ hiệu quả (được chứng thực bởi khoa học)
          2. Khả năng kết hợp với các hợp chất khác
        4. Thảo luận bài đọc phụ (nếu có)
      3. Chia sẻ skincare routine của bản thân giáo viên
      4. Chiếu xen kẽ các fun acitivity clips
        1. Cuối cùng, tổng kết cấu trúc quan trọng cần nhớ, cung cấp thêm TMRND clusters & ví dụ đi kèm
    4. Tổng kết lớp và những điều nên làm sau khi ra khỏi lớp
      1. Phát bài hát chia tay
    5. Sau buổi học: 
      1. Review & tham khảo Q&A thread, đặt thêm câu hỏi (nếu cần). 
      2. Xem final live Q&A trên FB lớp (tra cứu mục lục nếu không tìm thấy đường dẫn tới video)
      3. Tiếp tục nhập và tổ chức dữ liệu vào PVO sau khi đã ra khỏi lớp.
QUAN TRỌNG CUỐI CÙNG: kiểm tra cẩn thận các file ghi âm và handout đã có. Nếu thiếu tư liệu của session nào, liên lạc ngay với giáo viên để xin lại trong vòng 2 tuần kể từ khi hoàn thành khóa họcSau khoảng thời gian đó, chia sẻ tư liệu lưu trữ trên google drive có thể bị xóa bất kỳ lúc nào, và một khi đã xóa, học viên không có cách nào xin lại. Học viên cũng KHÔNG được phép post yêu cầu xin lại bài trong FB lớp.

Tham khảo thêm: 
Xin lại tài liệu khóa học bị thiếu hay mất https://vuenglishclass.blogspot.com/2021/09/mat-tai-lieu-cua-lop.html
    Class FAQ: https://vuenglish.com/ 


    Comments

    Popular posts from this blog

    Class FAQ

    Lịch đăng ký và khai giảng lớp mới

    Chương trình học