Cô ơi em nhớ cô (part 3)

Cuộc trao đổi giữa tôi và một học viên về vấn đề sử dụng tư liệu bản quyền trong bài giảng khiến tôi đi nằm mà thao thức mãi. Không phải về chuyện sai đúng của vấn đề, mà về kỷ niệm những ngày còn chập chững trên đất Mỹ - những ngày đã đóng một vai trò không nhỏ trong việc tạo nên con người giáo viên là tôi bây giờ. So here we go...
Có lẽ phải bắt đầu từ thời gian trước khi đi Mỹ. Các bạn đọc, đặc biệt là học viên THIỂU, lưu ý: tôi không có ý định phát triển tuyến tính ở đây mà câu chuyện của tôi sẽ lãng đãng và digress kha khá. I'll trot down whatever lanes my memory takes me.
Tôi bắt đầu công việc dạy học (mostly part-time) từ trước khi tốt nghiệp đại học và tiếp tục duy trì sau khi đã có full time job tại Ban Tin Học Bộ Tài Chính. Lối dạy của tôi khi đó chưa có gì đột phá, cơ bản vẫn theo đúng truyền thống mà tôi kế thừa khi đi học và chủ yếu bám theo các giáo trình chuẩn.
Nhưng ngay từ thủa ban đầu ấy, tôi đã được coi là một giáo viên có "duyên nghề", có năng khiếu trong việc engage học viên vào bài giảng, không chỉ tiếng Anh, mà bất cứ cái gì tôi cần giải thích hay dạy lại cho người khác.
Với chuyên ngành chính tin học, lần đầu tiên cả Ban biết tôi có duyên đào tạo là từ dự án trang bị trang thiết bị cho toàn ngành tài chính trong đó có một training module dạy cán bộ ngành sử dụng thành thạo các công cụ văn phòng như Words, Excels, v.v...
Là database admin của Bộ, tôi được giao phần khoai nhất và cũng technical nhất là dạy thiết kế cơ sở dữ liệu trên MS Access. Dân văn phòng tự nhiên đi học về thiết kế database, nghe đã thấy ngán. Thế mà bằng cách nào đó, tôi biến giờ học thành sân khấu hài từ đầu đến cuối, học viên thực hành lập cơ sở dữ liệu để quản lý túi tiền của cả bồ lẫn chồng v.v...
Ấn tượng đến nỗi có học viên sau này có dịp ra công tác ngoài Bộ, xong việc, vẫn ghé xuống tận Ban để gặp lại tôi đưa quà, hay một chị lãnh đạo cấp phòng thuộc sở tài chính TPHCM, khi có đợt training mới thuộc một dự án khác, còn nhắn tin ra cho tôi "Nếu có em dạy thì chị mới đăng ký học".
Làm quản trị mạng Bộ đã bận tối mắt tối mũi vì khối lượng công việc (hồi đó ngày nghỉ phép năm của Bộ tôi gần như chưa bao giờ dùng, có đúng một năm dùng để đi Cửa Lò cùng cả nhà thì giữa chừng một mình phải bay về vì lý do công việc), giờ lại được tín nhiệm thêm với công việc đào tạo nên lịch đã dày lại càng dày. Năm 1998, có giai đoạn tôi hôm trước kết thúc lớp ở Hà Nội, hôm sau bay đi Singapore để theo một khóa đào tạo về network protocols, rồi vừa về đến HN thì sáng hôm sau đã lại vào Sài Gòn để tiếp tục training trước khi bay thẳng ra Đà Nẵng v.v... Lần sang Sing ấy có tác dụng lớn là tôi có dịp ra mắt in person tại Graduate Office của trường NTU - giúp tôi chiến thắng học bổng toàn phần cấp cao học đầu tiên trong đời, một phần nhờ sự dẻo mồm và khả năng tiếng khi gặp trực tiếp. Chết, lại digress rồi...
Tóm lại trước khi ra nước ngoài (một chuyến đi dự kiến 2 năm mà rốt cuộc thành 13 năm tổng cộng), tôi đã có tiềm năng theo nghề giáo. Nhưng thời điểm đó tôi chưa từng sử dụng clips cắt từ show để minh họa cho bài giảng (một phần vì tôi chưa thấy ai làm thế, và một phần vì tôi cũng không có cơ hội tiếp cận show Mỹ khi còn ở VN). Khi đó tư liệu ngoài sách giáo khoa của tôi chủ yếu là các bài báo.
Khởi đầu của việc cắt clips chính là khi tôi làm dự án nghiên cứu về hiệu quả của việc dạy prepositions theo phương pháp Cognitive do advisor của tôi, giáo sư T làm chủ nhiệm (Bà cũng là người đưa ra cái force-based account về dạy modal verbs mà sau này tôi phát triển thêm để dạy cho THIỂU).
Khi ngồi bàn về phát triển tư liệu minh họa cho các khía cạnh khác nhau của bài giảng, đầu tiên cô T cũng định dùng dạng tư liệu mà các lớp ngoại ngữ truyền thống trước nay vẫn dùng: pictures rồi made-up dialogues, v..v...
Trong đầu tôi lúc ấy đã nghĩ "So dense & boooring...." nhưng chuyển ra mồm cho bà giáo thì thành "While it's simple, relevant and straight to the point..." (học viên THIỂU nhìn thấy chữ WHILE chắc có thể dự cảm phần tiếp theo tôi sẽ nói gì).
Tôi đề xuất đưa các đoạn clip người bản xứ dùng prepositions trong thực tế làm ví dụ minh họa sống động cho nội dung học. Là người xem sitcom hàng ngày và rất chú ý đến những trích đoạn có giá trị ngôn ngữ, tôi đã có hàng loạt ví dụ có thể dùng ngay tại thời điểm đó.
Được bà giáo đồng ý, tôi phụ trách nhiệm vụ phát triển tư liệu minh họa bằng video, còn một TA khác (là native speaker) thì lo bộ câu hỏi pre-test & post-test. Sau này chúng tôi còn tiếp tục cộng tác thêm vài dự án, kể cả dự án dạy Modal Verbs, với vai trò tương tự. Các dự án này chúng tôi đều đầu tiên thực hiện với subjects là sinh viên nước ngoài học tại Mỹ, rồi sau đó, khi tôi nghỉ hè, vác về dạy thử cho học viên Việt (lớp BẸP - PREPpositions và lớp ĐẦN - moDAL verbs, anyone?)
Khi thiết kế tư liệu cho dự án đầu tiên, tôi dùng trích đoạn từ khoảng 30 shows và hỏi bà giáo có phải làm giấy xin phép sử dụng tất cả những tư liệu này hay không vì luật bản quyền của Mỹ nổi tiếng nghiêm. Và đó cũng là lần đầu tiên tôi được nghe nói về cái gọi là "fair use of copyrighted material for educational purposes".
Bà giáo cho tôi một số nguyên tắc cơ bản về trích dẫn nguồn, về việc hạn chế dùng nguyên văn, về thời lượng có thể trích dẫn. Với bà ấy, 20% trở xuống là fair (tức là ví dụ nếu bộ phim dài 2 tiếng, chỉ nên dùng dưới 24 phút, nguyên văn hay không) v.v... Với tôi thì cái này chưa bao giờ là vấn đề. Tôi có thể tóm gọn một bộ phim 2 tiếng xuống 5-10 phút, áp dụng triệt để kỹ thuật xếp tuyến tính dạy ở THIỂU, mà vẫn giữ được mạch phát triển và tuyến nhân vật chính.
Việc sử dụng clips làm tư liệu minh họa có hiệu quả rõ rệt (không chỉ khác biệt về kết quả test giữa nhóm cognitive vs. nhóm học theo phương pháp truyền thống mà còn feedback của học viên về mức độ lôi cuốn và hứng thú với bài giảng) đến nỗi bà giáo đi quảng cáo material selection talent của tôi cho tất cả các TA/RA khác của bà (dẫn đến việc bọn chúng khi phát triển đề tài cho dissertation lại đánh tiếng nhờ tôi tư vấn chọn clips). Cô lại còn giao tôi làm một vài buổi dạy cho sinh viên undergrad ngành Linguistics (lớp hội trường lớn rất đông) mà nội dung vẫn là xoay quanh việc làm sao motivate language learners using multimedia materials.
Tôi nhớ, có một buổi tôi hướng dẫn sinh viên dạy các sắc thái khác nhau của thán từ OH! bằng một clip minh họa từ That '70 Show, khi một cô gái phát hiện ra underwear của phụ nữ khác trong xe bạn trai của mình và tại tình huống đó, cô bạn chứng kiến nói OH 3 lần với 3 hàm ý cũng như sắc thái biểu cảm đi kèm hoàn toàn khác nhau. Clip này về sau tôi còn dùng lại cho NGỌNG (cũng vẫn để dạy OH) nên bạn nào đã học chắc chắn là nhớ nó.
Cả sinh viên, cả bà giáo (ngồi dự lớp) bò ra bàn mà cười, nhưng tôi lúc ấy có chút giật thột vì chợt để ý cái hình chiếu cận cảnh quần lót trên màn hình lớn như rạp chiếu phim, nó to đến mức uncomfortably.
Vì sao tôi giật mình? Đó là vì tư liệu minh họa được dùng trong các lớp học chính thống ở Mỹ không chỉ phải thỏa mãn điều kiện Fair Use, mà còn phải thỏa mãn PC (Political Correctness).
Thời ở Texas, tôi đã bị bà giáo chủ nhiệm chương trình TA training (giáo sư G) phê mấy lần vì khuynh hướng "make unwarranted jokes" trong giờ giảng (hồi đấy vừa chân ướt chân ráo sang Mỹ, còn chưa biết dùng clips bậy bậy trong lớp đâu). Cuối chương trình, tôi được xác nhận pass và đủ năng lực đứng lớp, nhưng bị cô G chua thêm câu "but under supervision" vì đúng cái lý do vừa nêu.
Anyway, vụ quần lót ở giảng đường Georgetown cho tôi thấy ngay cả PC cũng subject to subjective interpretation và mỗi giáo sư có tolerance threshold khác nhau với cái này.
Giáo sư S của Texas Tech (mà tôi đã kể trong note Cô ơi em nhớ cô Part 1) là chặt nhất về vụ này. Tư liệu giảng dạy hiện tại của tôi mà đưa bà duyệt thì chắc phải rụng ít nhất 70%. Giáo sư T của Georgetown thì lại thoáng nên tôi nghĩ tôi có thể khá linh hoạt dưới sự "giám sát" của bà. Giáo sư G của lớp TA thì somewhere in between. Mà tôi phát hiện ra bản thân bà càng về sau càng bớt khe khắt với tôi khi cô trò hiểu nhau hơn.
Cô G là người có thói quen điểm danh giữa giờ (dù là lớp toàn sinh viên cao học) và kha khá bận, bà gọi tôi lên ngồi ghế giáo viên điểm danh thay, biết rõ tôi mỗi lần gọi tên một người thường hay chêm vào một vài nhận xét khiến cả lớp cười - coi như hâm nóng không khí. Kha khá những passing remarks đó khó có thể coi là thỏa mãn PC nhưng không thấy cô ý kiến gì. Cũng có thể việc tôi make a joke với tư cách là sinh viên nó vẫn khác khi tôi ở vị thế giáo viên.
Anyway, cô G cũng là một trong những professor mà tôi rất quý thời cao học bên Mỹ. Đúng ra là tôi quý tất cả professor ngoại trừ những người mà tôi... không quý (if that helps clear things up). Nhưng cô có lần làm tôi choáng gần chết.
Đó là kỳ cô dạy tôi môn Testing (thiết kế bài thi ngôn ngữ để đánh giá student performance). Môn này phải thi cuối kỳ nên ngay từ đầu kỳ tôi đã cẩn thận lên văn phòng cô để check xem thi này là take-home hay in-class test. Cô cho biết là take-home. Thế là tôi ung dung đi đặt vé máy bay về sớm, dự định về VN rồi mới làm và submit qua email. Ai ngờ, buổi học cuối, cô tuyên bố sẽ thi in-class và phát trước cho sinh viên một loạt bảng số liệu với lược đồ để nghiền ngẫm, làm statistics nếu cần, còn câu hỏi cụ thể sẽ cho vào ngày thi.
Tôi choáng váng đi lên văn phòng cô, chỉ còn thiếu điều vật vã khóc lóc. Rốt cuộc cũng có chút nức nở, kiểu "hức hức... nhưng cô bảo em... hức hức... đầu kỳ... hức hức... là thi at home cơ mà hức hức..."
Vấn đề ở chỗ cô G had no memory of what she told me (a senior moment, unfortunately) nên nhất định chối trách nhiệm. Nghĩ đến chuyện phải hủy vé máy bay phút cuối (vừa phải chịu phí hủy, vừa phải mua lại vé sát ngày rất đắt - học bổng của tôi chưa chắc kham nổi), tôi chỉ muốn ngồi lỳ ở văn phòng cô để hức hức thêm.
Rồi tôi đề xuất giải pháp: hay thế này, em sẽ về xem kỹ set dữ liệu mà cô phát trước - từ đó dự đoán cô có thể hỏi gì rồi em cứ theo dự đoán trả lời - cô chấm tùy theo mức độ liên quan để tính điểm). Rốt cuộc cô G quyết thế nào các bạn biết không?
Cô bảo tôi thế này: với performance của em trong suốt cả kỳ (một loạt assignments cũng như test designs, cả báo cáo thực hành làm chung với một sinh viên khác đều được marked A+), bất kể Final Exam của em thế nào, em vẫn sẽ đạt điểm cao. Em không cần phải anticipate trước câu hỏi (tóm lại em không cần làm bài thi). Tôi expected kết quả là A-, would be very happy if I got A. Và đó là môn học duy nhất tôi bỏ thi cuối kỳ mà kết quả vẫn A+. Memorable, isn't it?
Nói về vai trò hoạt náo viên, thì ngoài lớp cô G, tôi cũng đóng vai trò tích cực trong lớp cô T ở Georgetown. Đó là lớp level 700 cấp độ Seminar về advanced Cognitive Linguistics.

Vì hình thức là Seminar nên chủ yếu là đọc hàng chồng tài liệu rồi vào lớp thảo luận từ đầu đến cuối. Cả lớp ngồi ghế xếp thành bàn tròn, mỗi sinh viên một chồng bài đọc trước mặt, Giáo thậm chí không có slides bài giảng. Nếu giả sử vào lớp mà chả ai muốn nói gì thì các bạn thử hình dung 2 tiếng sẽ trôi qua như thế nào.
Chỉ sau vài buổi, không biết thế nào đó tôi tự nhiên rơi vào vai trò dẫn dắt thảo luận (dù tôi ko phải là TA của lớp đó - chưa đủ trình). Đặt câu hỏi, rồi mồi cho người khác tiếp vào, rồi chất vấn lại quan điểm của họ v.v... Thế là buổi học nào cũng thành buổi tranh cãi sôi nổi, đôi khi sùi bọt mép về một vấn đề gì đó mà bản thân tôi, vốn là người khơi ra chỉ để cho người khác nói, đã quên phắt ngay khi vừa ra khỏi lớp.
Đến buổi học cuối thì hôm đó tôi mệt, chán, chả hứng khởi mở mồm nên ngồi im. Kết quả là mỗi người vài câu rời rạc, xong rồi ngồi nhìn nhau... Cô T liếc tôi nhắc khéo "Vu, you seem very quiet today..."
Tính PC (read: thảo mai) bỗng nhiên trỗi dậy, tôi khẽ khàng "Cả học kỳ em đã nói quá nhìu. Có lẽ nên để dành cơ hội thêm cho những bạn khác..." (mịa, sao không có ý thức nhường nhịn ngay từ mấy buổi đầu tiên?)
Được cái buổi cuối rồi nên lớp cũng kết thúc sớm với kết luận của bà giáo là ít khi có được một lớp seminar mà sinh viên hào hứng thảo luận về bài đọc như cái lớp này. Nghe bảo, cô cũng generous với grading với hầu hết được A, tệ lắm cũng A- (Georgetown không có A+).
Ờ, tôi đang định dẫn dắt vấn đề đến đâu nhỉ? À, tóm lại đó là những trải nghiệm khiến tôi trở thành kinda chuyên gia trong việc cắt ghép tư liệu từ TV shows cho bài giảng thực hành tiếng sau này.
Nếu cần nói thêm điều gì thì có lẽ là: mặc dù bị phê nhiều lần, nhưng tôi nhất quyết giữ chất tư liệu bài giảng hoàn toàn non-PC. Điều đó tất nhiên sẽ offend một số (ít) học viên nhưng tôi... bất cần.

Nếu bạn học tôi không chịu được nhiệt, cứ việc đi tìm giáo viên khác nhẹ đô hơn. Non-PC sense of humor có thể coi là trademark của tôi cùng với một đặc điểm nữa mà cũng khiến kha khá người dị ứng: việc liên tục mix tiếng Việt lẫn tiếng Anh, even in the same sentence. So take it or leave it, no hard feeling. 

Link tới part 1: https://vuenglishclass.blogspot.com/2021/08/co-oi-em-nho-co-part-1.html

Link tới part 2: https://vuenglishclass.blogspot.com/2021/08/co-oi-em-nho-co-part-2.html

Class FAQ: https://vuenglish.com/

Comments

Popular posts from this blog

Class FAQ

Lịch đăng ký và khai giảng lớp mới

Chương trình học